Xung đột Ukraina: Đối đầu Đông - Tây thêm gay gắt

08:45 06/02/2015
Tình hình chiến sự đã bùng phát dữ dội trở lại ở miền đông Ukraina trong tuần qua. Xung quanh vùng Mariupol, bên bờ biển Azov, áp lực ngày càng mạnh. Các cuộc khẩu chiến giữa Ukraina, phương Tây với Nga cũng cùng tăng nhịp.

Cuối tuần qua, các khu dân cư tại đây đã bị nã tên lửa Grad làm 30 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Thành phố này, hiện do quân đội Ukraina kiểm soát, có tầm quan trọng chiến lược, bởi vì từ đây, phe ly khai có thể mở đường, dẫn tới vùng Crimer.

Chiến sự còn nổ ra ở hai mặt trận khác. Trước tiên là ở phía bắc, xung quanh vùng Donetsk. Quân ly khai thông báo đã buộc quân đội Ukraina phải rời khỏi hai khu vực ở vùng ngoại ô là Maryinka và trung tâm thành phố Pesky, gần sân bay Donetsk. Đây là vùng có tranh chấp ác liệt và vào cuối tuần trước, quân đội Ukraina đã rời bỏ khu vực này.

Tuy nhiên, điểm nóng nhất là ở thành phố Debaltsevo, cũng ở phía bắc. Từ nhiều ngày qua, quân ly khai đã liên tục nã pháo vào nơi đây. Debaltsevo đang trở thành một ốc đảo trung thành với chính quyền Kiev, nằm trên lãnh thổ ly khai.

Trước đà tiến quân của phe ly khai, nơi đây có nguy cơ bị bao vây, phong tỏa. Người dân chỉ còn biết ẩn náu trong các nhà kho ở tầng hầm những ngôi nhà.

Một thường dân bên trong khu nhà bị trúng pháo ngày 24/1 ở thành phố Mariupol.

Tại các thành phố khác trong vùng, nỗi lo sợ cũng gia tăng. Đó là trường hợp thành phố Kramatorsk, ở phía bắc vùng Donetsk. Có lúc đã bị rơi vào tay quân ly khai, thành phố này, từ mùa hè vừa qua, đặt dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraina. Thế nhưng, mặt trận chỉ cách nơi đây khoảng 50 cây số.

Lực lượng ly khai Ukraina thông báo đã đẩy lui quân đội chính phủ ra khỏi hai quận ngoại ô thành phố Donetsk, đồng thời tuyên bố muốn mở rộng quyền kiểm soát ra toàn bộ khu vực này.

Chỉ huy phó lực lượng Donetsk, Eduard Basurin cho hay quân đội chính phủ đã bị đánh bật ra khỏi vùng ngoại ô Maryinka và trung tâm thành phố Pesky gần sân bay Donetsk, nơi các cuộc giao tranh diễn ra thường xuyên trong những ngày qua.

Mục tiêu sắp tới của lực lượng đòi độc lập là kiểm soát toàn bộ vùng Donetsk, bao gồm các trung tâm đông dân cư do quân chính phủ kiểm soát, như cảng Mariupol.

Trong bối cảnh xung đột quân sự leo thang ở miền Đông, chính quyền Ukraina đã ra lệnh đặt toàn bộ lãnh thổ trong tình trạng báo động cao.

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho hay, hơn 1.000 trẻ em nước này đang phải sống trong hầm trú ẩn khiến nhiều em bị căng thẳng, đặc biệt trẻ em ở những nơi không hợp vệ sinh, các lều trại đông đúc, trẻ em sống trên đường phố hoặc thuộc các hộ nghèo.

Ngày 28/1, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraina theo dõi chặt chẽ, thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho cộng đồng người Việt Nam tại Ukraina, nhanh chóng sơ tán công dân Việt Nam khỏi khu vực nguy hiểm.

Cho đến nay, chưa có thông tin về công dân Việt Nam bị thiệt hại do những biến động tại một số khu vực miền Đông Ukraina.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraina cũng đã đề nghị bà con Việt kiều tại thành phố Mariupol chuẩn bị giấy tờ tùy thân, tiền bạc, thuốc men, quần áo.

Những cá nhân, gia đình có nhu cầu, điều kiện thì tự túc sơ tán trước khi chiến sự xảy ra. Những đối tượng còn lại phải giữ kênh liên lạc chặt chẽ với Đại sứ quán đồng thời khuyến cáo bà con hạn chế và chú ý khi đi lại trong thành phố.

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraina, hiện tại ở thành phố Mariupol vẫn còn khoảng 100 người Việt đang cố bám trụ ở lại đây bất chấp tình hình chiến sự leo thang căng thẳng trong tuần qua.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew (trái) và người đồng cấp Ukraina Natalia Yaresko tại Kiev.

Trong tình hình đó, Liên minh châu Âu một lần nữa ra thông báo dự trù các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, do "trách nhiệm" của nước này trong việc chiến sự bùng phát trở lại ở miền Đông Ukraina, cho dù lệnh ngưng bắn đã có hiệu lực từ đầu tháng 12/2014. Phương Tây và Ukraina cáo buộc Nga yểm trợ quân sự cho phiến quân ly khai ở Ukraina.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland trong ngày 27/1 cũng kêu gọi các nước đồng minh NATO tiếp tục ủng hộ Ukraina.

Phát biểu tại Viện Brookings, tổ chức tư vấn đóng trụ sở tại thành phố Washington (Mỹ), bà Nuland cho rằng, các nước thành viên NATO phải duy trì cam kết an ninh và đóng góp cho kế hoạch mới về triển khai nhanh lực lượng đến các vùng xung đột.

Về các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU nhằm vào Nga, bà Nuland khẳng định: Những biện pháp này không chống lại người dân Nga mà nhằm gây sức ép buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin thay đổi chính sách đối với Ukraina.

Ngay sau những lời đe dọa trên của phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: Việc chính quyền Ukraina từ chối giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Donbass và sử dụng thời gian tạm ngừng chiến để tập hợp, bố trí lại lực lượng đã khiến căng thẳng lại bùng phát tại miền Đông Ukraina.

Theo ông Putin, hiện ở Ukraina đang diễn ra "những sự kiện bi thảm, trên thực tế là một cuộc nội chiến" đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người.

Tổng thống Nga cũng đồng thời cho rằng, một binh đoàn của NATO đang tham chiến cùng các lực lượng Chính phủ Ukraina ở miền Đông nước này, với mục đích nhằm kiềm chế Nga về địa chính trị.

Ngày 29/1, Bộ Ngoại giao Nga ra thông cáo cho biết những hành động quân sự mới nhất mà Kiev kích động sẽ dẫn đến sự leo thang thêm nữa và không thể tránh khỏi của vụ xung đột và làm suy yếu những nỗ lực của cộng đồng quốc tế chấm dứt tình trạng đổ máu.

Trên phương diện tài chính, ngày 27/1, Standard & Poor (S&P) đã cắt giảm xếp hạng tín dụng của Nga xuống một nấc, từ BBB- xuống BB+ và cho biết họ có cái nhìn tiêu cực đối với nền kinh tế của Nga. S&P cho biết những vấn đề tài chính của Nga có thể sẽ xấu đi.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Vasily Nebenzya ngày 28/1 tuyên bố hành động của S&P xuất phát từ mệnh lệnh trực tiếp của Washington.

Theo ông, Nga đang phải đối mặt với các hành động có phối hợp để phá hủy nền kinh tế. Đây là chiến dịch bí mật trong cuộc chiến cấm vận chống lại Nga.

Ông Nebenzya cũng nhấn mạnh việc S&P hạ bậc tín nhiệm Nga trong thời điểm này không phải là điều gây ngạc nhiên. Bởi theo ông, nó xảy ra trong thời điểm làn sóng chống Nga ở phương Tây đang nổi lên dữ dội.

Người phát ngôn của Tổng thống Vladimir Putin là Dmitry Peshkov cũng cho rằng, việc S&P hạ tín nhiệm Nga là "có mục đích chính trị".

Bộ trưởng Tài chính Nga đánh giá S&P đã hành động dựa trên "sự bi quan thái quá" và không hề tính đến những điểm mạnh của nền kinh tế Nga.

Ngoài ra, phương Tây cũng đang tích cực hỗ trợ tài chính cho Ukraina. Ngày 28/1, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã tới thăm Ukraina, mang theo khoản viện trợ 2 tỉ USD.

Trước đó, vào ngày 27/1, các nước EU cũng cam kết cho Kiev vay 1,8 tỉ euro (tương đương 2 tỉ USD). Những khoản viện trợ này dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Trước những ý định kéo dài các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Chính phủ Nga đã thông qua kế hoạch chống khủng hoảng cho năm 2015 trị giá ít nhất 35 tỉ USD.

Theo đó, Nga sẽ thực hiện các biện pháp tăng sự ổn định của hệ thống ngân hàng, đưa ngân sách trở lại thặng dư vào năm 2017.

Mộc Thạch (tổng hợp)

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có 475 tàu cá; trong đó, có 200 tàu trên 15m theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, thời gian qua các ngư dân có các đội tàu xa bờ đều liên tục phản ánh tình trạng mất kết nối từ thiết bị giám sát hành trình do lỗi hệ thống từ nhà mạng viễn thông.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thủ đoạn này đang có dấu hiệu bùng phát. Điều đáng nói là các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị sập bẫy.

Trong khi khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng bị hàng trăm hộ dân kéo tới lấn chiếm, trồng hoa màu, xây dựng nhiều công trình kiên cố thì công tác bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để khai thác quặng bauxite tại huyện Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một phần vì thiếu đất bố trí tái định canh, định cư cho các hộ trong diện bị thu hồi đất. 

Do thiếu nguồn cung đất san lấp nên nhiều công trình, dự án tại Quảng Nam đang gặp khó khăn, thậm chí là trễ tiến độ. Trước thực tế đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm nhanh chóng tháo gỡ bài toán nguồn cung đất san lấp phục vụ công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chỉ trong vòng hơn nửa tháng qua, cả nước xảy ra liên tiếp 5 vụ ngộ độc tập thể với hơn 1.000 người phải nhập viện. Các vụ ngộ độc này chủ yếu xảy ra sau khi sử dụng thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể. Theo Bộ Y tế, trong quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 673 người mắc và 6 người tử vong,

Nền nhiệt tại miền Bắc có xu hướng tăng trở lại trong ngày hôm nay, trời nắng về trưa chiều, chiều tối có khả năng mưa dông. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, nhiệt độ ở hầu khắp các khu vực đều ở mức từ 35 - 36 độ C.

Sau 3 lần tiếp cận Mano Polking, CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận bổ nhiệm HLV này. Chiến lược gia 48 tuổi người Brazil có những phẩm chất đặc biệt để trở thành mảnh ghép hoàn hảo cho đội bóng ngành Công an.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文