Dư luận quốc tế xung quanh biện pháp đánh chìm tàu đánh cá của Indonesia

11:45 29/05/2015
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 18/5 tuyên bố: “Indonesia dự kiến phá hủy 30 tàu cá nước ngoài bị bắt quả tang đánh bắt cá trộm trong vùng biển của nước này”. Động thái mới nhất này cho thấy Chính phủ Indonesia quyết theo đuổi biện pháp mạnh tay đến mức cực đoan với tàu đánh cá bất hợp pháp, bất chấp bị dư luận quốc tế phản đối.

Biện pháp đánh chìm tàu đánh bắt cá bất hợp pháp được Indonesia đưa ra từ tháng 12/2014. Theo Điều 60 Luật số 45/2009 về ngư trường, lực lượng bảo vệ bờ biển có thể đánh đắm tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép trong vùng biển của Indonesia dựa vào bằng chứng sơ bộ đầy đủ. Kể từ đó, Indonesia đã đánh đắm hơn chục tàu cá nước ngoài từ các nước láng giềng.

Trong một cuộc "hành quyết" tàu đánh cá nước ngoài điển hình, Chính phủ Indonesia mời phóng viên báo chí, truyền hình tới "mục kích" hải quân nước này kích hoạt thuốc nổ trên các tàu cá bất hợp pháp. Ngư dân nước ngoài bị giam giữ, còn hàng tấn cá đánh bắt trộm sẽ đem ra bán đấu giá để lấy tiền mua thức ăn cho số ngư dân này.

Một tàu cá nước ngoài bị Indonesia đánh chìm.

Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ dành cho bà Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia, đã tăng vọt hồi tháng 1/2015 khi bà nhận được tỷ lệ ủng hộ 61%, cao nhất trong nội các Indonesia. Bà Susi tuyên bố: chiến dịch đánh chìm tàu cá bất hợp pháp đã khiến số tàu cá hoạt động bất hợp pháp trên vùng biển nước này giảm tới 90%.

Mặc dù bị các nước phản đối mạnh mẽ, nhưng Bộ trưởng Susi vẫn khẳng định biện pháp mạnh tay này sẽ không dẫn tới xung đột giữa các nước trong khu vực. Bà nói: "Đây không phải là cuộc chiến giữa các nước. Đây là cuộc chiến với những người đánh trộm cá của chúng tôi", đồng thời cho rằng đây là biện pháp trừng phạt thích đáng và Chính phủ Indonesia có cơ sở pháp lý để làm điều này.

Tổng thống Widodo thì lý giải rằng, Indonesia phải dùng tới biện pháp cứng rắn như trên sau nhiều năm trời đàm phán với các chính phủ trong khu vực không có tác dụng. Trước khi thực hiện biện pháp cực đoan này, Indonesia ước tính 5.000 tàu cá khai thác trái phép khiến nước này thiệt hại 24 tỉ USD/năm.

Dù vậy, không phải ai cũng thuận theo lý lẽ của Indonesia và nước này bị báo chí trong khu vực chỉ trích mạnh mẽ. Một bài bình luận trên tờ Bangkok Post của Thái Lan khẳng định: hành động của Indonesia là không thân thiện, thiếu nhân đạo, tước đi phương tiện kiếm sống của nhiều ngư dân nước ngoài. Bản thân Tiến sĩ Rizal Sukma, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) của Indonesia cũng thừa nhận chính sách đánh chìm tàu cá còn nhiều hạn chế và không thể kéo dài.

Biện pháp cứng rắn của Indonesia còn khiến các nhà môi trường lo lắng. Bà Arifsyah Nasution thuộc tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) phát biểu: "Sử dụng thuốc nổ để đánh chìm tàu cá là đe dọa các loài cá gần khu vực vụ nổ và gây hậu quả không khác gì dùng thuốc nổ để đánh bắt cá". Hơn nữa, mảnh vỡ từ các tàu bị nổ sẽ biến thành rác trôi nổi trên biển. Hải quân Indonesia cũng không có hành động nào cho thấy họ thu gom toàn bộ và đúng cách các nhiên liệu trên tàu trước khi đánh chìm.

Ông Anton Wijonarno thuộc Quỹ Bảo vệ thiên nhiên hoang dã ở Indonesia nói: "Tàu càng to, càng có nhiều dầu bị bỏ sót trong thùng chứa. Và lượng dầu này sẽ làm ô nhiễm biển". Ngoài ra, việc Indonesia công khai đánh chìm tàu cá nước ngoài khiến dư luận có ấn tượng Indonesia là nạn nhân duy nhất của việc đánh bắt cá trộm, trong khi thực tế không phải vậy. Đánh bắt cá trộm là vấn đề của cả ASEAN chứ không riêng gì Indonesia và các chuyên gia đặt câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu các nước đều hành xử như Indonesia?

Các nhà phê bình cho rằng vấn đề ở đây không phải là tính pháp lý mà là cách xử sự của Indonesia với các nước Đông Nam Á với tư cách là một quốc gia dẫn đầu trong khu vực, trong bối cảnh nhiều nước dùng biện pháp đối xử nhân đạo với ngư dân vi phạm và tài sản của họ.

Chuyên gia Farish Noor viết trên tờ New Straits Times rằng, chính sách khắc nghiệt của Indonesia đi ngược lại với tinh thần hòa giải và đối thoại của ASEAN. Đánh bắt cá trộm là hành động sai, tuy nhiên, cách xử lý của Indonesia không hẳn đã là đúng, ít nhất là về mặt tình.

Dương Thùy (tổng hợp)

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) đã cận kề. Góp phần vào thành công của lễ kỷ niệm là 11 khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND (9 khối đi và 2 khối đứng). Để thực hiện nhiệm vụ này, lãnh đạo Bộ Công an giao Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) tổ chức tuyển chọn hơn 1.300 CBCS tham gia luyện tập, trong đó đoàn viên, thanh niên các học viện, trường CAND là nòng cốt, phối hợp Công an một số đơn vị, địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文