Đức - Pháp bất đồng xoay quanh cuộc chiến Ukraine

10:10 22/10/2022

Một thất bại mới trong quan hệ Pháp-Đức: Ngày 19/10, Paris và Berlin thông báo hoãn họp Hội đồng Pháp-Đức tới đầu năm sau, thay vì dự kiến diễn ra vào ngày 26/10 tại Fontainebleau. Đây là một dấu hiệu nữa của cuộc cãi vã đã âm ỉ trong nhiều tháng qua giữa hai thanh viên chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU).

Hội đồng Pháp-Đức họp mỗi năm 1 hoặc 2 lần, luân phiên tại Pháp và Đức. Cuộc họp này quy tụ Tổng thống và Thủ tướng Pháp, Thủ tướng Đức và tất cả hoặc một phần của chính phủ hai nước. Paris đã cố gắng giảm thiểu tầm quan trọng của sự trì hoãn này và đổ lỗi cho các vấn đề về thời gian biểu, các bộ trưởng đi nghỉ. Mặt khác, ở Berlin, Thủ tướng Đức cho rằng cuộc họp bị hoãn là hai bên chưa đạt được thỏa thuận về các chủ đề thiết yếu. Nhưng, theo một số nguồn tin, thực sự là những điểm xích mích giữa Paris và Berlin, vốn đã tích tụ liên quan đến những biến động của cuộc chiến ở Ukraine đã dẫn đến việc hoãn lại này.

Jacques-Pierre Gougeon, chuyên gia Iris, một viện nghiên cứu có trụ sở tại Paris, giải mã: “Luôn có những giai đoạn bất đồng nhưng hiện nay sự bất hòa còn nghiêm trọng hơn”. Các vấn đề được đưa ra cho cuộc khủng hoảng năng lượng, cho hợp tác quân sự, cho các dự án vũ khí chung đã bộc lộ những bất đồng giữa hai nước.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Berlin.

Giới hạn giá khí đốt châu Âu

Sự khó chịu đã gia tăng trong những tháng gần đây khi mỗi trong số hai nhà lãnh đạo phải vật lộn với tình hình khó khăn ở đất nước của mình. Lần đầu tiên vào giữa tháng 10, Pháp bắt đầu gửi khí đốt trực tiếp đến Đức. Nhưng, đằng sau biểu tượng đoàn kết mạnh mẽ này là một cuộc tranh cãi ở quy mô châu Âu về việc giới hạn giá khí đốt, tức áp mức trần với giá khi đốt nhập khẩu.

Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đặc biệt sử dụng nhiều năng lượng, phản đối cơ chế này vì lo ngại rằng những người bán khí đốt sẽ quay sang các thị trường khác nếu EU áp đặt mức giá trần cho sản phẩm của họ. Trong khi đó, Tổng thống Emmanuel Macron, giống như 14 quốc gia thành viên EU khác, ủng hộ việc này.

Tình hình năng lượng làm gia tăng căng thẳng khác giữa hai nước, chẳng hạn như Đức đã không ngần ngại vào tháng 9-2022 tố cáo rằng Pháp nhờ có nhiều nhà máy điện hạt nhân nên không lo thiếu điện, trong khi điều kiện này ở Đức không có, buộc Berlin phải bù đắp cho sự thiếu hụt điện từ các nhà máy điện khí đốt.

Bất hòa về đường ống dẫn khí mới

Madrid và Berlin, được hỗ trợ bởi Lisbon và các nước Trung Âu, đang vận động để khởi động lại một dự án đường ống dẫn khí đốt nối Tây Ban Nha với Đức. Được gọi là MidCat, được khởi xướng vào năm 2013, dự án này đã bị dừng vào năm 2019 do tác động môi trường và lợi ích kinh tế khi đó bị coi là hạn chế. Đường ống dẫn khí đốt này có thể giúp vận chuyển khí đốt, dưới dạng LNG từ Mỹ hoặc Qatar, thậm chí là “hydro xanh” tới châu Âu.

Nhưng, Tổng thống Macron cho rằng: “Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại “đào lại” chủ đề này để giải thích rằng nó sẽ giải quyết được vấn đề khí đốt”. Bên ngoài nói là vì lý do môi trường nhưng thực ra, Pháp cũng muốn bán khí đốt cho Đức.

Ông Olaf Scholz vận động cho dự án đường ống dẫn khí đốt giữa Pháp và Tây Ban Nha, nhưng Tổng thống Emmanuel Macron từ chối vì lý do sinh thái.

Đức đơn độc ở châu Âu

Thời kỳ mà Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng nhau vẽ nên vào tháng 5 năm 2020, một kế hoạch phục hồi cho châu Âu, bị COVID-19 làm tê liệt, dường như đã kết thúc.

Bằng chứng là kế hoạch 200 tỷ euro được tân Thủ tướng Đức Scholz công bố vào cuối tháng 9 để trợ giá năng lượng tăng vọt. Kế hoạch ít có tiền lệ này của Đức đã gây khó chịu cho các đối tác châu Âu. Pháp có cảm giác bị Đức “bỏ lơ” với kế hoạch này mặc dù lãnh đạo hai nước thường xuyên có những cuộc tiếp xúc.

Các nước EU lo ngại rằng hành động đơn lẻ này sẽ tiếp tục chia cắt một châu Âu ra làm nhiều mảnh. Họ cũng không mấy thích thú với những cuộc nói chuyện đôi co của người Đức: Ủng hộ sự thắt lưng buộc bụng ở Brussels và phản đối các khoản nợ chung, trong khi tiêu xài hoang phí ở trong nước.

Về phần mình, Thủ tướng Olaf Scholz nhấn mạnh rằng kế hoạch của ông được lấy cảm hứng từ các hệ thống khác đang có hiệu lực ở châu Âu, đặc biệt là ở Pháp, nơi nhà nước tài trợ giới hạn giá năng lượng.

Lá chắn tên lửa

Đây là một cái gai gần đây trong mối quan hệ Pháp-Đức. Ông Olaf Scholz đã thông báo vào mùa hè này rằng Đức sẽ trang bị cho EU một lá chắn chống tên lửa và phòng không.

“Lá chắn bầu trời châu Âu” trong tương lai này từ đó đã chinh phục được 14 quốc gia NATO, bao gồm Vương quốc Anh, các nước Baltic và thậm chí cả Bỉ, Hà Lan, Phần Lan, Na Uy. Nhưng, nếu dự án này khơi dậy sự nhiệt tình của Liên minh Bắc Đại Tây Dương thì nó lại không làm hài lòng Điện Elysée, vì các cố vấn của Tổng thống Pháp lo lắng về khả năng “tái khởi động cuộc chạy đua vũ trang ở châu Âu”. Pháp muốn tiếp tục dựa vào hệ thống phòng không tầm trung MAMBA của mình.

Máy bay chiến đấu châu Âu

Đây là vấn đề đau đầu nhất trong quan hệ Pháp-Đức: Hệ thống không chiến của tương lai (Scaf), đặc biệt được khởi xướng bởi Paris và Berlin, đã bị đình trệ từ một năm qua. Dự án chế tạo máy bay này khởi động vào năm 2017, được cho là sẽ thay thế máy bay Rafale của Pháp và Eurofighter của Đức - Tây Ban Nha vào năm 2040, là nạn nhân của những tranh chấp về việc chia sẻ nhiệm vụ giữa Paris, Berlin và Madrid. Các hợp đồng vẫn chưa được ký kết do thiếu sự thống nhất giữa Công ty Dassault Aviation của Pháp và đối tác chính là Airbus, đại diện cho lợi ích của Đức và Tây Ban Nha. “Về mặt chính trị, chúng tôi đồng ý, nhưng nó bị mắc kẹt ở cấp độ kinh doanh. Dassault sợ mất vị thế của mình trên thị trường”, một quan chức Pháp thổ lộ.

Chính phủ Pháp một lần nữa đảm bảo vào tháng 9 vừa qua rằng chiếc máy bay này “sẽ được chế tạo” nhưng không cho biết thời gian cụ thể.

Thêm vào đó, một trong những lý do khiến Pháp và Đức không cùng nhịp là khía cạnh cá nhân giữa các nhà lãnh đạo của hai nước, theo ông Gougeon: “Họ có tính khí rất khác nhau, không cùng nền tảng chính trị. Ông Olaf Scholz ít giao tiếp hơn các đối tác của mình trong Liên minh châu Âu”.

Nhìn rộng ra, trong Liên minh châu Âu hiện nay đang có rất nhiều vấn đề, thành viên xích mích với nhau, đặc biệt nổ ra khi cuộc chiến Ukraine.

Cuộc chiến này kéo theo cuộc khủng hoảng năng lượng ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn châu Âu. Một số thành viên như Hungary ủng hộ Nga trong khi nhiều thành viên khác muốn gia tăng trừng phạt năng lượng của Nga. Hậu quả là sau nhiều vòng trừng phạt, giá năng lượng tại châu Âu đã tăng mạnh từ đầu năm đến nay, khiến nhiều nơi xảy ra tình trạng người dân xuống đường biểu tình.

Mộc Thạch (Tổng hợp)

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

Quán triệt chủ trương chính quy hóa lực lượng Công an xã, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an đã tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp với phương châm “trên dưới đồng lòng” triển khai bài bản, khoa học việc bố trí con người, trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng cấp Công an thứ tư đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó, đã có rất nhiều sự đổi thay tích cực về an ninh trật tự, vun đắp nghĩa tình quân dân và sự trưởng thành từ chính những chiến sĩ Công an bám cơ sở.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文