EU đối phó với việc suy giảm nguồn khí đốt

09:24 06/08/2022

Trước nguy cơ Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt, Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị đưa ra kế hoạch khẩn cấp hạn chế nhu cầu tiêu thụ, đồng thời sẵn sang một số phương án nhằm đa dạng hóa nguồn cung, kết hợp thay thế khí đốt bằng các loại nhiên liệu khác, cho dù có ảnh hưởng đến mục tiêu chống biến đổi khí hậu hay không.

Con át chủ bài

Chưa đến mức độ hoảng loạn nhưng tình thế hiện nay tại EU đã tiệm cận tới mức độ này. Đối với nguồn cung năng lượng, Moscow là người làm chủ cuộc chơi, có thể điều tiết nhịp độ cung cấp khí đốt cho EU tùy ý, ấn định mức giá “tùy hứng”. Trước khi tiến hành “Chiến dịch quân sự đặc biệt” trên lãnh thổ Ukraine, Nga chiếm đến 40% tổng lượng nhập khẩu khí đốt của EU.

Theo một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Bruegel, toàn bộ 27 nước thành viên EU sẽ phải cắt giảm ít nhất 15% nhu cầu tiêu thụ khí đốt so với thời điểm trước cuộc chiến, một khi Nga khóa hẳn đường ống. Một số nước như Pháp, Italy, Tây Ban Nha sẽ ít bị ảnh hưởng do hệ thống khí đốt của những nước này kết nối chặt chẽ với nhau và có những nguồn thay thế khác. Nhưng, Đức sẽ chứng kiến nguồn cung giảm đến 29%, còn các nước vùng Baltic thì đến 54%.

Có một điều chắc chắn là vào thời điểm hiện tại, không ai ở châu Âu đề cập đến việc cấm vận khí đốt Nga nữa, trong khi cho đến cuối tháng 5 vừa qua, đây vẫn là chủ đề tranh cãi giữa một số nước thành viên như Ba Lan hay 3 nước Baltic, với lý do rằng không thể chấp nhận việc EU tiếp tục “tài trợ” cho cuộc chiến của Moscow bằng cách mua năng lượng.

Gazprom chỉ trích các biện pháp trừng phạt của EU cản trở việc mua sắm phụ tùng cho hoạt động của dòng chảy phương Bắc 1.

Tuy nhiên, Nga đã đi nhanh hơn châu Âu một bước: Từ đầu cuộc xung đột, Gazprom không ngừng giảm lượng khí đốt giao cho EU. Chủ tịch Ursula von de Leyen gọi đây là “trò tống tiền”. Cuối tháng 3, khi EU tiến hành đợt trừng phạt mới, trong đó có việc cấm vận nhập khẩu than đá Nga, Điện Kremlin đã đáp trả: Tổng thống Putin công bố sắc lệnh buộc các công ty năng lượng phải giao dịch bằng đồng ruble, theo một hệ thống thanh toán phức tạp cho phép Ngân hàng trung ương Nga hỗ trợ đồng nội tệ, lách các biện pháp trừng phạt của EU. Những nước không chấp nhận đã bị Nga khóa van khí đốt. Đó là trường hợp của Ba Lan và Bungari ngày 27-4; tiếp theo là Phần Lan ngày 21-5, vài ngày sau khi nước này công bố quyết định xin gia nhập NATO. Những nước còn lại, gồm những khách hàng lớn như Đức, Pháp, Italy, đã phải chấp nhận điều kiện của Kremlin, với hy vọng tránh được số phận như các nước láng giềng.

Đó mới chỉ là một phần của cuộc chơi. Hồi giữa tháng 6, khi EU xem xét trao cho Ukraine quy chế ứng cử viên, Gazprom đột nhiên chỉ trích các biện pháp trừng phạt của EU đã cản trở họ mua sắm các phụ tùng cần thiết để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 1.

Ngay sau đó, nguồn cung khí đốt cho Pháp, Đức, Italy, Áo, Czech, Slovakia đã giảm mạnh. Đến nay, khoảng hơn chục nước thành viên đã rơi vào tình cảnh tương tự. Ông Kadri Simson, Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng cho biết lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu chỉ còn bằng một nửa so với năm 2021?

Biện pháp đối phó của EU

Trong bối cảnh đó, các nước châu Âu đều đang xem xét kế hoạch áp định mức khí đốt để quản lý hiệu quả hơn tình trạng thiếu khí đốt có thể xảy ra đối với một số ngành công nghiệp. Tuy nhiên, họ vẫn hy vọng sẽ không phải thực hiện các biện pháp này, trong chừng mực mà hậu quả kinh tế xã hội vẫn chưa quá trầm trọng.

Châu Âu đang trải qua kỳ nghỉ hè thường niên, sau 2 năm đại dịch COVID-19, là thời điểm mà các nhà lãnh đạo các quốc gia đều không muốn gây bức xúc cho người dân. Đối mặt với triển vọng vật giá leo thang và khả năng phải áp định mức tiêu thụ, Chính phủ Pháp lo ngại sẽ kích động một làn sóng bất mãn mới tương tự như phong trào Áo vàng cách đây vài năm.

Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ đưa ra “kế hoạch khẩn cấp cắt giảm nhu cầu năng lượng”, dựa trên kế hoạch mà các nước thành viên đệ trình. Trong giới lãnh đạo, một bộ phận, trong đó có ông Kadri Simson, chủ trương áp đặt định mức tiêu thụ đối với một số ngành công nghiệp để không ảnh hưởng đến mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Thế nhưng, ý tưởng này có thể khiến hàng nghìn người rơi vào cảnh thất nghiệp tạm thời. .

Trước cuộc chiến, Nga cung cấp cho châu Âu khoảng 155 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Trong vòng một năm nữa, Mỹ, Ai Cập, Qatar, Tây Phi, Na Uy và Azerbaidjan có thể bảo đảm được 1/3 số này. Thế nhưng, nhiều nhà máy có thể chuyển sang chạy bằng dầu lửa thay cho khí gas, chẳng hạn như ngành công nghiệp xi măng, lọc dầu, mà không cần phải đầu tư lớn để chuyển đổi.

Nếu tăng công suất hoặc mở cửa lại các nhà máy nhiệt điện than, trong ngắn hạn sẽ tạo ra sản lượng tương đương 30 tỷ mét khối khí. Pháp, Đức, Hà Lan, Áo đã đi theo hướng này.

Italy cũng đang bắt đầu khởi động. Những nước có nhiệt điện than chiếm tỷ trọng lớn như Ba Lan, Bulgaria thì không có ý định cắt giảm công suất.

Một thách thức khác có thể đe dọa sự đoàn kết, chia sẻ của các thành viên, đó là Ủy ban châu Âu phải làm thế nào để bảo đảm sẽ không có việc sử dụng dự trữ khí đốt một cách vô tội vạ để không có nước nào bị thiệt thòi. Mặc dù EU đã thống nhât sẽ lấp đầy ít nhất 80% kho dự trữ khí đốt đặt dưới lòng đất của toàn khối, nhưng đến nay, lượng dự trữ mới đạt 56%. Thỏa thuận của EU không nói rõ trong trường hợp thiếu khí đốt, các nước sẽ sử dụng kho dự trữ theo quy tắc nào.

Một nhà ngoại giao châu Âu thừa nhận đây là vấn đề hết sức phức tạp. Ông nhắc lại EU đã đề xuất với các nước thành viên mua chung khí đốt theo mô hình đặt hàng chung vac[1]cine ngừa COVID-19 trước đây, nhưng ý tưởng vẫn chưa được thông qua. “Một số tập đoàn năng lượng của Đức như Uniper hay RWE lớn đến mức họ không cần ai cũng có thể đàm phán được mức giá tốt nhất”. Và, thực tế, trong những tuần ngay sau thời điểm cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra, Italy và sau đó là Đức đã vận động ráo riết để đảm bảo nguồn cung cho họ, dù phải đẩy giá mua lên cao hơn, mặc kệ các đối tác châu Âu đi sau. Trong cuộc chạy đua sống chết, tính ích kỷ quốc gia có vẻ như đã thắng thế.

Ngọc Lan (Tổng hợp)

Hoà cùng không khí cả nước phấn khởi, tự hào kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trong hai ngày 11 và 12/5, Đoàn công tác của Báo CAND do Thiếu tướng, nhà văn Phạm Khải, Tổng Biên tập Báo CAND dẫn đầu đã về tỉnh Quảng Bình tổ chức chương trình sinh hoạt chính trị, dâng hương, viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trao kinh phí 140 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa tặng 2 CBCS Công an tỉnh Quảng Bình có hoàn cảnh khó khăn.

Tối 12/5, Công an huyện Tiên Phước (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước vừa xảy ra vụ nổ khí gas trong lúc hàn khiến 2 người thương vong.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra tại buổi làm việc với UBND TP Hồ Chí Minh triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phối hợp quản lý thị trường vàng ngày 12/5.

Có 9 cán bộ trẻ của Công an TP Hồ Chí Minh và các quận huyện trong số 263 điển hình trẻ tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong nhiều lĩnh vực dự Đại hội “Thanh niên tiên tiến TP Hồ Chí Minh làm theo lời Bác” lần thứ VIII được tuyên dương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文