EU với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

17:30 04/03/2024

Từ năm 2021, EU đã thông qua chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, được thiết kế để thúc đẩy cấu trúc an ninh khu vực cởi mở và dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong chiến lược, EU cũng vạch ra những nỗ lực nhằm tăng cường sự hiện diện ở đó. Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược phần lớn phụ thuộc vào các quốc gia thành viên.

Pháp, Đức, Hà Lan, Công hòa Czech và Litva từng công bố chiến lược hoặc hướng dẫn về Ấn Độ Dương -  Thái Bình Dương. Mặc dù các quốc gia thành viên hiểu rằng an ninh của châu Âu bị ảnh hưởng bởi những gì xảy ra trong khu vực này, nhưng họ lại có những ý tưởng khác nhau về cách góp phần vào sự ổn định của khu vực và những việc cần làm nếu khủng hoảng nổ ra.

Lợi ích kinh tế

Mối quan tâm chính trước mắt của EU ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là kinh tế. Trao đổi thương mại song phương giữa hai khu vực đạt mức cao nhất so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Năm 2021, xuất khẩu từ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sang EU là 844 tỷ euro và xuất khẩu từ EU sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là 583 tỷ euro. Gần 90% thương mại hàng hóa bên ngoài EU là qua đường biển. Phần lớn hoạt động thương mại này đi qua các điểm nghẽn hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như Biển Đông hay eo biển Malacca. Riêng Biển Đông, ước tính có khoảng 40% thương mại nước ngoài của EU đi qua. Do đó, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rất quan trọng đối với nền kinh tế của châu Âu.

Chiến hạm Prairial của Hải quân Pháp tham gia tập trận cùng các tàu chiến Mỹ và Nhật Bản.

Một mối quan tâm lớn khác của EU trong khu vực là việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Ở trong nước, hoạt động hiệu quả của EU phụ thuộc vào việc các quốc gia thành viên của khối hành động theo quy tắc. Liên minh cần một hệ thống quốc tế hoạt động theo cách tương tự, vì không được xây dựng để cạnh tranh trong một thế giới mà “quyền lực tạo nên lẽ phải”. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga trên đất Ukraine đặt ra mối đe dọa cho EU vì việc này liên quan đến một quốc gia láng giềng, nhưng cũng thách thức các nguyên tắc cơ bản về toàn vẹn lãnh thổ và luật pháp quốc tế. Dù Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cách xa châu Âu hơn về mặt địa lý, những diễn biến trong khu vực thách thức luật pháp quốc tế hoặc hạn chế quyền tự do hàng hải cũng có tác động tiêu cực tương đối đối với lợi ích của EU.

Và, những diễn biến trong khu vực có thể ảnh hưởng đến an ninh châu Âu theo nhiều cách. La bàn chiến lược của EU, vốn cung cấp khuôn khổ hướng dẫn cho an ninh và quốc phòng của EU đến năm 2030, tuyên bố rằng EU “có lợi ích địa chính trị và kinh tế quan trọng đối với sự ổn định và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Rủi ro chính ở đây không phải là mối đe dọa trực tiếp từ sự xuất hiện của các tàu quân sự ở Địa Trung Hải hay Biển Baltic, hay thậm chí tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hoặc các cuộc tấn công mạng tiềm tàng, mà rủi ro an ninh lớn nhất đối với EU là gián tiếp. An ninh và quốc phòng của châu Âu phần lớn phụ thuộc vào Mỹ và vai trò của nước này trong NATO. Khả năng của Mỹ với vai trò nhà cung cấp an ninh cho châu Âu có thể bị suy yếu nếu Washington phải phản ứng trước một cuộc xung đột ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Sự hiện diện và khả năng can dự

Có một số cách mà EU đã can dự theo tư cách là một chủ thể an ninh với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hợp tác an ninh là một trong những trụ cột của quan hệ đối tác EU - ASEAN. Quan hệ đối tác chiến lược này cam kết cả hai khu vực sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường xuyên và hợp tác cùng nhau trong một số lĩnh vực. EU tham gia diễn đàn khu vực ASEAN thường niên và gần đây đã được tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á. Bộ trưởng Quốc phòng của một số nước EU và Đại diện cấp cao Josep Borell tham gia Đối thoại Shangri-La, hội nghị an ninh thường niên ở Singapore. An ninh cũng là khía cạnh quan trọng trong quan hệ giữa EU và các đối tác riêng lẻ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chẳng hạn như Nhật Bản. Trong những năm gần đây, một số nước EU đã cử tàu tới khu vực để tham gia các cuộc tập trận tự do hàng hải.

Có điều, các quốc gia thành viên EU lại có quan điểm khá khác nhau về nhiều vấn đề quan trọng trong cách tiếp cận chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Sự khác biệt chủ yếu xuất phát từ quan điểm khác nhau về Trung Quốc. Đối với một số quốc gia, bao gồm cả Đức, lợi ích thương mại và kinh tế theo truyền thống chiếm ưu thế. Đối với những nước khác, bao gồm nhiều nước Trung Âu, vấn đề nhân quyền và dân chủ đặc biệt quan trọng.

Đối với nhiều nước, bao gồm cả các quốc gia Trung Âu và vùng Baltic, việc hỗ trợ Mỹ trên toàn cầu nhằm đảm bảo cam kết liên tục của Mỹ đối với an ninh của châu Âu có tầm quan trọng hàng đầu. Theo nghiên cứu của Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR), các quốc gia thành viên EU khác nhau có cách hiểu rất khác nhau về mục tiêu của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU. Một số coi đây là cách thể hiện quyền tự chủ chiến lược của châu Âu bằng cách theo đuổi cách tiếp cận riêng của châu Âu đối với khu vực, một số khác tiếp cận theo cách để chống lại Trung Quốc. Những cách tiếp cận khác như vậy là phương tiện để quản lý mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và ít nhiều liên kết rõ ràng với Mỹ.

Sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên có thể gây tổn hại đến khả năng của EU trong việc ứng phó thách thức phát sinh từ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và khả năng bảo vệ lợi ích của chính mình. Hiện tại, có thể quản lý được sự không mạch lạc này giữa các quốc gia thành viên EU, nhưng EU cần phải bắt đầu giải quyết vấn đề này từ bây giờ. Nếu một cuộc khủng hoảng an ninh xuất hiện ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, châu Âu sẽ phải đối mặt với những quyết định khó khăn và sẽ không còn khả năng vượt qua như trước đây nữa.

Ngọc Lan

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do internet nói chung và mạng xã hội nói riêng bởi đây là một trong những quyền cơ bản của con người.

Lâu nay câu chuyện xe hợp đồng không vào bến, không xuất vé, liệu có trốn thuế vẫn luôn là đề tài nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía doanh nghiệp vận tải, cơ quan quản lý thuế, thậm chí cả góc nhìn của người dân. Mới đây, đại diện Tổng cục Thuế khẳng định, có nhiều cách để tính thuế, doanh nghiệp khó trốn được.

Sáng 17/6, Cơ quan CSĐT Công an huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) cho biết, nguyên nhân dẫn đến vụ 3 người trong một gia đình tử vong vào trưa 16/6, tại ấp Long Phước, xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú, là do điện giật.

Tính đến 16/6, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển sớm (bằng học bạ, thi đánh giá năng lực, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế…). Trong đó, đa số các ngành đều có mức điểm chuẩn tương đương hoặc cao hơn năm 2023, một số ngành “hot” vượt ngưỡng 29 điểm.

Hội nghị Thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine đã khai mạc ngày 15/6 (giờ địa phương) tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock của Thụy Sĩ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, sự kiện này sẽ đặt nền móng cho hòa bình của nước ông. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thừa nhận rằng, hòa bình thực sự ở Ukraine không thể đạt được nếu không có sự tham gia của Nga trong các cuộc đàm phán.

Cơn mưa tầm tã đầu mùa không ngăn được bước chân anh Nguyễn Thế Nhựt (SN 1971), Trưởng ban Bảo vệ dân phố phường 1, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) và các cán bộ Công an phường lên đường làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát ban đêm. Nhiều năm qua, cùng với lực lượng Công an, anh Nguyễn Thế Nhựt đã khiến tội phạm trên địa bàn khiếp sợ.

Đã thành quy luật, cứ đến mỗi khi hè về, những vi phạm của thanh, thiếu niên trên đường phố lại có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Chủ động và sớm nhận diện những nguy cơ cũng như thủ đoạn vi phạm của số đối tượng này, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội đang chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) cùng với Công an các quận, huyện, thị xã, nhất là những đơn vị, địa bàn giáp ranh giữa trung tâm thành phố với huyện ngoại thành tập trung lực lượng phòng, chống vi phạm từ sớm, từ xa.

Với những thành tích xuất sắc đạt được, Đại úy Đỗ Minh Hằng, Phó Đội trưởng Đội 2, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an tỉnh Bắc Giang đã được Bộ Công an tuyên dương, trao tặng Giải thưởng "Phụ nữ Công an tiêu biểu" năm 2023.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi sát tình hình, tiến hành thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ “kỳ nghỉ du lịch”, trên cơ sở đó kiến nghị Chính phủ các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Nhà rường cổ Bao Vinh nói riêng và phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh, TP Huế (Thừa Thiên Huế) nói chung là tài sản quý báu góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế, có lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển gắn với quá trình đô thị hóa. Thế nhưng, theo thời gian, những ngôi nhà rường cổ Bao Vinh đã và đang xuống cấp nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ làm mất đi một trong những giá trị văn hóa, lịch sử riêng có, ghi dấu một giai đoạn lịch sử của mảnh đất Thừa Thiên…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文