IS định gây chia rẽ các chính phủ

09:35 06/02/2015
Chính phủ Nhật đã yêu cầu sự trợ giúp từ phía Jordan vì phe Hồi giáo cực đoan đã đưa ảnh Kenji Goto đang cầm bức chân dung của Maaz Al-Kassasbeh, viên phi công Jordan bị IS bắt giữ tại Syria vào cuối tháng 12/2014.

Tuần trước, do không được Chính phủ Nhật thỏa mãn yêu sách nên IS tuyên bố đã hành quyết Yukawa. Chính phủ Nhật yêu cầu Jordan giúp đỡ vì IS đòi trao đổi con tin Goto với Sajida Al-Rishawi, một nữ chiến binh Iraq đang bị Jordan giam giữ.

Sajida Al-Rishawi, 40 tuổi, bị giam từ khi nhận án tử hình vào tháng 9/2006 về các hoạt động khủng bố vào ngày 9/11/2005 làm chết gần 60 người.

Các vụ khủng bố đẫm máu đó được nhánh Al-Qaeda tại Iraq nhận trách nhiệm. Nhánh này do Abou Moussab Al-Zarqawi cầm đầu. Nhánh này cảnh báo rằng sẽ còn nhiều vụ khủng bố khác được thực hiện tại Jordan, quốc gia được xem như là "bức tường bảo vệ" cho Israel và các lực lượng do Mỹ chỉ huy tại Iraq.

Bảy tháng sau vụ khủng bố, nhà chức trách Mỹ và Iraq thông báo cái chết của Zarqawi trong một vụ không kích tại Baqouba phía bắc Baghdad.

Con tin Nhật cầm chân dung của viên phi công Jord.

Phó thủ tướng Jordan cho báo chí biết, Sajida Al-Rishawi cũng là em gái của một tên khủng bố quan trọng, Samer Moubarak Al-Rishawi, cánh tay mặt của Zarqawi trong những cuộc chiến tại Iraq.

Abou Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh của IS hiện nay, cũng từng là phó tướng của Zarqawi. Các mối liên đới họ hàng và tổ chức đó có thể giải thích phần nào cho yêu sách trao đổi con tin.

Theo giáo sư luật quốc tế Karima Bennoune ở Đại học Davis (California), rất có thể IS muốn phô trương hình ảnh là những người bảo vệ phụ nữ Hồi giáo.

Khi đưa mạng sống của con tin Nhật để đổi lấy Sajida Al-Rishawi, IS đã đưa Chính phủ Jordan vào một cuộc đàm phán và đặt ngành ngoại giao Nhật Bản trong một vị thế nhạy cảm.

"Một trong những mục tiêu của IS là chia rẽ các quốc gia đang liên kết chống lại chúng" - chuyên gia về khủng bố Shiro Kawamoto trong Hội đồng Chính trị Nhật Bản giải thích.

Còn theo giáo sư Hiroyuki Aoyama ở Đại học Tokyo: "IS đã chịu nhiều thất bại trên chiến trường và tầm ảnh hưởng của chúng đã suy giảm. Trong bối cảnh đó, các yêu sách mới cho thấy chúng có ý đồ cải thiện tình thế".

Theo các chuyên gia, Chính phủ Jordan đang nằm giữa cái búa của IS và cái đe của công luận (muốn cứu viên phi công nhưng không trả tự do cho nữ khủng bố), dưới áp lực của Nhật (mong cứu được con tin) và Mỹ (không nhượng bộ bọn khủng bố).

Ngày 28/1 vừa qua, Chính phủ Jordan cho biết đã sẵn sàng trả tự do cho Sajida theo yêu sách của IS để đổi lấy viên phi công Maaz Al-Kassasbeh, nhưng lại không nhắc gì đến con tin Kenji Goto.

Nhiều nguồn tin quân sự Jordan cho biết rằng trong đoạn băng, IS đòi trả tự do cho Al-Rishawi để đổi con tin Nhật nhưng không nói đến việc trả tự do cho viên phi công. "Thế nhưng chúng lại đe dọa sẽ giết cả hai".

Mê Linh (tổng hợp)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文