Indonesia:

Tù nhân tự do dùng điện thoại, khiến IS dễ lợi dụng truyền bá tư tưởng thánh chiến

20:45 16/03/2016
Quốc gia vạn đảo Indonesia có lượng tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới với hơn 200 triệu thành viên. Nhận thấy đây là mảnh đất màu mỡ, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã mạnh dạn mở chi nhánh ở đây, và muốn phát triển lớn mạnh trong năm 2016.

Vụ khủng bố hôm 13-1 làm nhiều người chết ở Jakarta, một lần nữa cảnh báo, Hồi giáo cực đoan đã có mặt ở Indonesia, sẵn sàng ra tay khủng bố chết chóc bất cứ lúc nào.

“Vườn ươm” khủng bố

Khi IS muốn bén rễ ở Indonesia, chúng thường xem nhà tù là nơi truyền bá tư tưởng cực đoan tới các tên tội phạm nguy hiểm. Báo cáo của Viện phân tích xung đột chính sách (IPAC) Indonesia năm 2015 cho biết, 26 nhà tù ở nước này có 270 tù nhân nhưng có một số đã mạnh dạn ủng hộ IS. Từ vụ khủng bố mới đây, các nhà chức trách đã phanh phui ra “nhà truyền giáo” trong tù Aman Abdurrahman. Kẻ này đã truyền tư tưởng thánh chiến tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tù nhân, trong đó có một số đã tham gia vụ khủng bố hôm 13.1 vừa qua.

Phạm nhân ở nhà tù Indonesia.

Abdurrahman bị tống vào phòng biệt giam tại nhà tù Cipinang, Nusakambangan ở Trung Java năm 2013 nhưng vẫn tiếp tục liên lạc được với các tên cực đoan và một nhóm 200 tù nhân khác bằng thư tay và điện thoại. “Chúng ở cùng phòng giam, cùng nhau cầu nguyện, nấu ăn với nhau”- Taufik Andrie, Giám đốc điều hành Viện Xây dựng hòa bình thế giới trụ sở ở Jakarta khẳng định. Abu Bakar Ba’asyir, một tên khủng bố khét tiếng khác bị giam ở Nusakambangan, trả lời trên Reuters rằng, việc truyền thông điệp ra bên ngoài rất dễ dàng.

“Nếu chúng không dùng điện thoại di động, chúng có thể truyền tin bằng miệng cho bất kì vị khách nào ghé thăm nhà tù”- Achman Michdan, chuyên gia chống khủng bố giải thích. Atif  là “học trò xuất sắc” của Abdurrahman, từng là một trong những tù nhân được đặt trong tình trạng giám sát cao độ trong nhà tù Indonesia.

Trước đây, hắn là một tín đồ Hồi giáo bình thường nhưng dần dần đã chuyển hệ tư tưởng sang Hồi giáo cực đoan. Hắn chết mới đây sau vụ tấn công liên hoàn ở thủ đô Jakarta hôm 13-1. Đây là lần đầu tiên IS thực hiện tấn công khủng bố ở Đông Nam Á.

Lỗ hổng an ninh trong nhà tù

Con đường của Atif cho thấy bước chuyển biến từ một tù nhân thành khủng bố thành chiến. Điều này là do hệ thống nhà tù ít giám thị quản lý, quá tải tù nhân và tham nhũng tạo điều kiện cho phép bọn khủng bố cực đoan trà trộn. Quan chức an ninh cho biết Atif, tên thường gọi là Sunakim, bị tù 7 năm sau khi tham gia tấn công vào trại huấn luyện quân sự ở tỉnh Aceh, nơi đạo Hồi bị kiểm soát chặt chẽ hơn các khu vực khác ở Indonesia.

Cuộc tấn công ở Jakarta hôm 13-1 khiến cả Indonesia và khu vực Đông Nam Á rung chuyển.

Dù ở tù nhưng Atif từ chối chương trình phi cực đoan mà nhà tù đưa ra. Cảnh sát cho biết, Atif lên kế hoạch tấn công Jakarta cùng ba nghi phạm khủng bố khác, một trong số đó trước đây từng ngồi tù. 4 dân thường đã thiệt mạng sau vụ tấn công.

Mạng xã hội tiếp tay

Các chuyên gia cho biết, những tù nhân như Abdurrahman sẽ phát tán các bài giảng khủng bố qua email, facebook hoặc các phương tiện truyền thông khác. Mặc dù ở trong tù nhưng năm 2014 Abdurrahman vẫn tuyên thệ trung thành với IS trên mạng internet.

“Những kẻ tư tưởng cực đoan luôn có sẵn những bài rao giảng và chúng sẽ dễ dàng truyền tải tới những người khác”- Farihin, một cựu binh từng tham gia vào chương trình phi cực đoan của chính phủ ở nhà tù Palu trên đảo Sulawesi cho biết. Phụ trách chống khủng bố ở Indonesia, Saud Usman Nasution trả lời Reuters vào tháng 11-2015 rằng, các quản giáo không thể ngăn chặn được hình thức truyền tin trên vì nó phát tán quá rộng rãi và thường xuyên.

“Chúng tôi biết rằng, việc pháp luật cho phép các phạm nhân được giao tiếp bằng Internet và điện thoại di động là một lỗ hổng rất lớn. Đây là khu vườn cho những hạt giống cực đoan nảy mầm”, phát ngôn viên Bộ Nhân quyền và Luật pháp Hadi trả lời.

Các chuyên gia khẳng định, việc cho phép tiếp cận mạng xã hội và phần mềm nhắn tin như Telegram là một sai sót nghiêm trọng của hệ thống luật pháp Indonesia. Cảnh sát tin rằng, những kẻ chủ mưu vụ tấn công Jakarta đã sử dụng mạng xã hội để gieo rắc các tư tưởng cực đoan cho những tín đồ trung thành ở Indonesia.

Cơ quan điều tra cho biết,  Bahrun Naim, kẻ muốn là lãnh đạo IS ở Đông Nam Á đã chuyển hàng ngàn USD tiền mặt vào những tài khoản ở Indonesia từ Syria. Sau vụ tấn công, chính quyền Indonesia đã chặn các website cực đoan, gửi thư yêu cầu công ty chủ quản của Twitter, Facebook và Telegram gỡ bỏ các nội dung cực đoan trên mạng xã hội của mình.

Văn Nguyễn - T.L. (tổng hợp)

Ngày 22/5, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã phát đi thông báo đang kiểm tra, xác minh tin báo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín về dấu hiệu tội phạm do “Đặng Tất Thắng lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo quyết định phân công của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về giải quyết nguồn tin tội phạm… 

Áp lực giao thông gia tăng nên thời gian qua, dù thành phố đã đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng nhiều công trình kết cấu hạ tầng khung giao thông nhưng việc triển khai các dự án giao thông tại đô thị còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi hoàn thiện thể chế, chính sách và tìm ra các cách làm mới, đột phá nhằm nhanh chóng hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong thời gian tới theo kết luận của Bộ Chính trị và đáp ứng sự mong mỏi của người dân.

TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước với tốc độ đô thị hóa nhanh, số lượng người nhập cư đến rất đông. Đặc điểm này kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, đối tượng sử dụng, nghiện ma túy phạm tội ngày càng nhiều…

Chiều 23/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Tuyến (SN 1991, ngụ Hải Dương) và Đoàn Nguyễn Ngọc Thương (SN 1996, ngụ Quảng Ninh) về hành vi trộm cắp tài sản.

Nhằm gây sức ép buộc anh T trả nợ, Ý cùng 2 người bạn sử dụng điện thoại di động quay phát trực tiếp lên mạng xã hội Facebook vừa dùng lời lẽ chửi bới thô tục, mạt sát nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự đối với anh T...

Sáng 23/5, Đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh An Giang cho biết, đã chỉ đạo Công an huyện Chợ Mới, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường phối hợp cùng các đơn vị chức năng tiến hành xác minh, điều tra liên quan đến thông tin một số đối tượng lợi dụng việc nạo vét ao nuôi cá để khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực ấp Long Hoà, xã Long Giang, huyện Chợ Mới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文