Iran gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải: “Nhất tiễn hạ song điêu”

16:31 02/11/2021

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vừa nhất trí xem xét kết nạp Iran làm thành viên đầy đủ sau nhiều năm trì hoãn. Tác động của thành viên mới Iran trong SCO tới các vấn đề chính trị quốc tế được cho là tích cực nhiều hơn tiêu cực, dù vẫn có không ít trở ngại.

SCO được phát triển từ nhóm “Thượng Hải 5” bao gồm Trung Quốc và 4 nước tách ra từ Liên Xô cũ là Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Sau khi Uzbekistan gia nhập vào năm 2001, SCO chính thức ra đời, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác an ninh, kinh tế và văn hóa để chống lại “3 tệ nạn” là chủ nghĩa khủng bố, ly khai và cực đoan. SCO được các học giả Trung Quốc mô tả là “chiếc xe đẩy hai bánh” trong đó hợp tác an ninh và kinh tế có vai trò quan trọng như nhau.

Kể từ năm 2004, tổ chức này đã kết nạp thêm các nước thành viên, quan sát viên và đối thoại. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời, SCO vẫn giữ khoảng cách với các cường quốc phương Tây và từ chối sự tham gia của Mỹ dưới góc độ này hay góc độ khác. Kể cả khi SCO chưa bao gồm các quốc gia như Iran, Ấn Độ hoặc Pakistan, một số chuyên gia đã ví tổ chức này như là một “OPEC có bom”.

Việc Iran gia nhập SCO đem lại tác động tích cực nhiều hơn.

Hiện tại, các thành viên đầy đủ của SCO bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan, Tajikistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan và giờ đây là Iran. Trong khi đó Afghanistan, Belarus và Mông Cổ giữ vai trò quan sát viên. 6 nước đối thoại bao gồm Armenia, Azerbaijan, Campuchia, Nepal, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao SCO thường niên được tổ chức tại Tajikistan tháng 7-2021, SCO cũng cấp quy chế đối thoại cho Ai Cập và Saudi Arabia.

Iran cùng với Ấn Độ và Pakistan trở thành thành viên quan sát của SCO vào cùng một thời điểm nhưng trong khi hai nước kia trở thành thành viên thường trực từ năm 2017 thì phải đến Hội nghị Thượng đỉnh tháng 9-2021 Iran mới được nâng cấp thành thành viên đầy đủ của tổ chức này. Và quá trình gia nhập đầy đủ của Iran có thể sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa.

Một trong những lý do là bởi, tại Hội nghị Thượng đỉnh Tashkent năm 2010, SCO tuyên bố các quốc gia muốn trở thành thành viên chính thức của tổ chức này phải nằm ngoài các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, với hàm ý các nước thành viên SCO chưa sẵn sàng kết nạp Iran. Sau khi lệnh cấm vận Iran được dỡ bỏ nhờ Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) được ký kết năm 2015, đơn gia nhập SCO của Iran lại được chú ý. Khúc mắc của Iran với Tajikistan, các lệnh trừng phạt của Mỹ và sự dè dặt của Trung Quốc lại là những rào cản khác không dễ vượt qua đối với quá trình gia nhập của nước này. Quan hệ căng thẳng giữa Iran và Tajikistan là một trở ngại ngăn cản Iran gia nhập SCO, nhất là khi thiết kế thể chế của SCO dựa trên sự nhất trí của tất cả các thành viên, nên việc Tajikistan bác bỏ tư cách gia nhập thành viên của Iran là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Theo phân tích, các lệnh trừng phạt là lý do chính khiến SCO nấn ná mãi việc trao tư cách thành viên đầy đủ cho Iran. Lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran khiến các nước thành viên SCO khác lo ngại về khả năng sẽ bị lôi kéo vào các vấn đề của Iran với Mỹ. Mặc dù quan hệ của Nga và Trung Quốc với Mỹ thế nào thì SCO lâu nay vẫn tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ. Với Iran, ngay từ đầu Mỹ đã tỏ rõ sự phản đối SCO kết nạp nước này, thậm chí là phản đối cả quy chế quan sát viên đối với Iran. Trung Quốc không muốn SCO bị coi là một tổ chức chống Mỹ.

Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đã thay đổi theo chiều hướng xấu đi với một loạt bước đi mạnh mẽ của Washington thì việc Trung Quốc tăng cường quan hệ với Iran không phải là một lựa chọn tồi, giúp cân bằng hoặc như một động thái răn đe Mỹ. Iran lại có vị trí địa chính trị quan trọng, thậm chí là sống còn đối với Sáng kiến “Vành đai và Con đường” để xây dựng các tuyến đường bộ xuyên Trung Á trên trục Đông - Tây, kết nối Trung Quốc với Biển Đen và Trung Đông.

Các nước thành viên, đặc biệt là Trung Quốc, coi SCO là yếu tố đảm bảo để Trung Á không trở thành một Trung Đông khác. Tuy nhiên, khu vực này đang đối mặt với một số mối đe dọa, bao gồm các vấn đề người tị nạn, khủng bố và ma túy. Trung Quốc nhấn mạnh quan điểm coi Iran là một quốc gia hùng mạnh và có ảnh hưởng cần thiết để giải quyết các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến Afghanistan. Việc tái kích hoạt Nhóm liên lạc của SCO tại Afghanistan từ năm 2017 thể hiện mong muốn của SCO đóng một vai trò quan trọng hơn tại đây.

Theo quan điểm của Trung Quốc, tình hình hiện tại ở Afghanistan có thể khiến các chiến binh thánh chiến tràn ra ngoài biên giới, đe dọa sự ổn định trong khu vực. Một tư cách thành viên đầy đủ của Iran sẽ thúc đẩy đáng kể kế hoạch an ninh tổng thể của SCO, khiến SCO trở thành tổ chức khu vực quan trọng nhất liên quan đến vấn đề Afghanistan. Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích khác thì không nên đánh giá quá cao tác động tích cực của việc Iran trở thành thành viên SCO đầy đủ.

Mặc dù SCO hoạt động theo cơ chế đồng thuận nhưng Iran khó có thể thay đổi cách tiếp cận trong việc ra quyết định của SCO, vì Nga và Trung Quốc đều có vai trò quan trọng trong chính sách hướng Đông của Iran. Là hai quốc gia lớn nhất trong SCO, Trung Quốc và Nga dù có chung lợi ích trong việc ngăn Mỹ tham gia khối này nhưng cũng có những kỳ vọng riêng đối với SCO. Trung Quốc coi tổ chức này là một cơ quan thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực liên quan đến Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, trong khi Nga tìm cách khôi phục ảnh hưởng và sự thống trị của mình ở Trung Á.

Ngọc Lan (Tổng hợp)

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

Một quan chức cấp cao tại bang Baja California (Mexico) hôm 4/5 thông tin, các thi thể được tìm thấy dưới một đáy giếng ở khu vực Ensenada của bang này rất có thể là của các vận động viên lướt sóng quốc tịch Mỹ và Australia, vốn được thông báo mất tích hồi tuần trước. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文