Kế hoạch mở rộng NATO và tác động tới an ninh châu Âu

11:08 28/10/2024

Mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) tổ chức tại Naples (Italy) đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh sẽ tiếp tục viện trợ Ukraine và hỗ trợ nước này hội nhập “không thể đảo ngược” vào hệ thống châu Âu - Đại Tây Dương, bao gồm cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Các quan chức như tân Tổng Thư ký NATO Mark Rutte, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell cũng tham dự cuộc họp. Điều này làm liên tưởng đến kế hoạch mở rộng quân sự quy mô lớn của NATO được truyền thông Đức tiết lộ trước đó, đồng thời khiến lo ngại về sự suy thoái của khuôn khổ an ninh châu Âu lại gia tăng một lần nữa.

Kế hoạch được tiết lộ cho thấy NATO có kế hoạch bổ sung 49 lữ đoàn chiến đấu để tăng lên thành 131, tăng số lượng quân đoàn chiến đấu từ 6 lên 15 và tăng số lượng sư đoàn từ 24 lên 38. Đồng thời, NATO cũng có kế hoạch nâng cao năng lực phòng không, đạn dược, vũ khí chính xác tầm xa, bao gồm tăng số lượng đơn vị phòng không mặt đất từ 293 lên 1.467 đơn vị...

Theo thông tin trên, ý đồ mở rộng quân sự của NATO là nhằm nâng cao “yêu cầu năng lực tối thiểu” (MCR) của NATO để đối phó với các mối đe dọa. Trong tương lai, kế hoạch này có thể được gửi tới từng quốc gia thành viên NATO như một mục tiêu năng lực bắt buộc và được “phân bổ” theo sức mạnh kinh tế và quy mô dân số của mỗi quốc gia. Ví dụ, Đức phân bổ khoảng 9,28% các chỉ số xây dựng năng lực, tương đương với việc thành lập 5 đến 6 lữ đoàn chiến đấu, 1 quân đoàn tác chiến và 1 đội trực thăng.

Các đại diện tham dự G7 tại Naples, Italy.

Việc rò rỉ kế hoạch mở rộng quân sự của NATO là nằm trong dự đoán. Trên thực tế, việc mở rộng quân sự thực sự là một phần quan trọng trong nỗ lực của NATO nhằm tăng cường răn đe và phòng thủ trước Nga. Sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra vào năm 2022, NATO đã liên tiếp thông qua “Khái niệm chiến lược NATO 2022” và “Kế hoạch phòng thủ khu vực toàn diện sau Chiến tranh Lạnh”, trong đó coi Nga là “mối đe dọa trực tiếp và lớn nhất” của NATO, đồng thời tăng chi tiêu quân sự, mua vũ khí và tăng cường phòng thủ khu vực tiền tuyến, đồng thời đưa ra lộ trình cho NATO để củng cố ngành công nghiệp quốc phòng. Kế hoạch mở rộng quân sự này cũng là một trong những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện kế hoạch phòng thủ khu vực mới của NATO.

Có 3 lý do chính khiến NATO tích cực mở rộng vũ khí và chuẩn bị cho chiến tranh. Một là, mối lo ngại về an ninh của NATO ngày càng gia tăng. Đã hơn 2 năm kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine nhưng kết quả vẫn chưa rõ ràng. Đồng thời, sự đối kháng giữa NATO và Nga ngày càng trầm trọng, trong khi đó việc đạt được một khuôn khổ an ninh châu Âu lâu dài được tất cả các bên chấp nhận dường như ngày càng khó khăn hơn. Quan trọng hơn, nỗi lo lắng của châu Âu về “phòng thủ địa phương” ngày càng sâu sắc. 

Hai là, NATO thu phí cho khả năng quân sự của mình nhưng “không đảm bảo tối thiểu”. Đầu tư quốc phòng của châu Âu đã bị nợ đọng trong một thời gian dài. Sau cuộc khủng hoảng Crimea, NATO đặt mục tiêu định hướng là “chi tiêu quốc phòng chiếm 2% GDP”, nhưng đến năm 2021, mới chỉ có 6 quốc gia thành viên NATO đạt được mục tiêu này. Ngoài ra, các nước châu Âu có hệ thống vũ khí đa dạng, khả năng tương tác kém, nhiều trang bị cũ kỹ, lạc hậu. Ví dụ, hệ thống phòng không “Rapier” của Anh chỉ có thể bắn hạ các mục tiêu trong phạm vi 8 km, được đưa vào sử dụng từ cuối Chiến tranh Lạnh và chỉ bị loại bỏ vào năm 2021. Vì vậy, tân Tổng thư ký NATO đã đặt việc xây dựng quốc phòng lên hàng ưu tiên trong nhiệm kỳ của mình. Tài liệu được tiết lộ lần này cũng cảnh báo vấn đề an ninh tập thể hiện nay của NATO đã phát triển thành vấn đề “vô trách nhiệm tập thể”.

Ba là, Mỹ là động lực chính đằng sau việc NATO tích cực mở rộng quân sự và tăng cường khả năng răn đe Nga. Mặc dù hiện tại không có sự mâu thuẫn sâu sắc nào trong nội bộ Mỹ về việc thúc đẩy châu Âu tăng cường trách nhiệm an ninh, nhưng trước thềm bầu cử, Mỹ có động lực đẩy nhanh hợp tác an ninh xuyên Đại Tây Dương để đạt được tiến bộ đáng kể, điều này khiến Mỹ có thêm nguồn lực để đầu tư vào cái gọi là “chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Theo ước tính của truyền thông Ukraine, kế hoạch này dự kiến sẽ bổ sung thêm 245.000 binh sĩ, “tương đương 4 lần quân đội Đức” hoặc “gấp đôi quân đội Pháp”. Để trang bị cho các lực lượng này, NATO sẽ cần 1.200 xe tăng, 2.700 xe chiến đấu bộ binh, 3.000 xe bọc thép chở quân và 900 khẩu pháo cỡ lớn.

Có thể thấy, nếu thực hiện thành công, kế hoạch này sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự của NATO và thay đổi phần nào cán cân sức mạnh quân sự ở khu vực châu Âu. Đồng thời, một NATO tự tin và quyết liệt hơn sẽ không chỉ làm gia tăng đáng kể “sự bất an” của Nga mà còn làm tăng đáng kể nguy cơ xung đột leo thang hoặc thậm chí vượt khỏi tầm kiểm soát, gây bất lợi cho việc hạ nhiệt và giải quyết xung đột, khủng hoảng Ukraine.

Mặt khác, châu Âu vốn gắn liền với khuôn khổ NATO cũng sẽ buộc phải ngày càng tiến xa hơn trên con đường “chống Nga”. Trong thời gian tới, hoạt động đầu tư cho an ninh của các nước châu Âu sẽ tiếp tục vắt kiệt sự phát triển kinh tế, công nghệ và nguồn lực xã hội, trong khi các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Mỹ có thể vẫn kiếm được nhiều lợi ích. 

Tất nhiên, vẫn còn phải xem liệu kế hoạch mở rộng quân sự của NATO có thể được thực hiện hay không vì kinh phí cần thiết cho kế hoạch mở rộng quân sự có thể “vượt xa 2% GDP” trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế diễn ra ở hầu hết châu Âu còn Mỹ thì đang tích lũy nợ không bền vững.

Thế Nam (Theo Global Times)

Nguồn tin PV Báo CAND cho biết, không chỉ khám xét tại tỉnh Thừa Thiên Huế; cùng ngày Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động Bộ Công an cũng đã tổ chức khám xét một số địa điểm có liên quan ở tỉnh Bình Định, TP Hồ Chí Minh…

Những con người bình thường không ai biết đến, chẳng có học hàm, học vị, chuyên môn thực tế, bỗng một ngày khoác tấm áo blouse trắng chễm chệ bắt bệnh, kê đơn bốc thuốc. Nạn bác sĩ “ma” đã hoành hành, gây ra hệ lụy tiềm tàng với sức khỏe người bệnh, trở thành nỗi nhức nhối cho xã hội…

Cuối tháng 3/2024, Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Hà Nội và Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phối hợp thực hiện công tác khai quật hiện trường cụm di chỉ Vườn Chuối thuộc thôn Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) với diện tích 6.000 mét vuông.

Ngụy trang ma túy trong các hộp sữa rồi vận chuyển từ châu Âu về Việt Nam qua đường hàng không, Nguyễn Văn Ba bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP Hà Nội, Cục Hải quan TP Hà Nội và Công an huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bắt quả tang, thu giữ 9,3 kg ketamin.

Ca ghép tim cho bệnh nhân T. là ca ghép tim thứ 13 và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công. Với ca ghép tim này, Bệnh viện Trung ương Huế xác lập kỷ lục mới về ghép tim xuyên Việt khi thời gian đưa quả tim vào lồng ngực người nhận đến lúc tim đập trở lại chỉ mất hơn 50 phút.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cho biết, đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan để tìm phương án giải quyết tốt nhất trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh. Đồng thời, sẽ xử lý nghiêm các sai phạm của trường theo quy định.

Ngày 30/10, Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất - Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cho biết vừa cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục phát hiện, bắt giữ thêm một vụ nhập lậu hơn 300 viên kim cương.

Trong lúc thuyền trưởng một tàu cá hành nghề khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa đang kiểm tra bếp nấu ăn trên tàu, thì xảy ra sự cố tai nạn. Ngọn lửa từ bình gas bùng phát mạnh khiến cho nạn nhân bị bỏng nặng.

Theo dự báo mới nhất về không khí lạnh ở miền Bắc của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 5/11, nền nhiệt ở miền Bắc giảm sâu, trời chuyển rét diện rộng; vùng núi có thể xuất hiện rét đậm cục bộ. Đây được xem là đợt rét diện rộng đầu tiên trong năm nay.

Trong số hàng chục biển số xe ô tô bị bỏ cọc sau khi trúng đấu giá, có những biển có giá lên đến hơn 10 tỷ đồng như BKS 38A-666.66. Nhiều biển số khác như 38A-567.89 trúng đấu giá 1,6 tỷ đồng, 38A-555.55 trúng đấu giá 1,115 tỷ đồng... đều bị "bỏ cọc" (hồ sơ dự đấu giá là 40 triệu đồng/bộ).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文