Loay hoay ngũ cốc Ukraine

10:00 24/04/2023

Năm 2022, Liên minh châu Âu đã tạm ngưng áp thuế tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Ukraine và tạo điều kiện để Ukraine xuất khẩu ngũ cốc bằng cách trung chuyển qua các cảng biển châu Âu sau khi các tuyến vận chuyển qua Biển Đen bị đóng do cuộc chiến của Nga. Nhưng, nay thì nhiều nước láng giềng với Ukraine phải đối mặt với làn sóng nông dân bất bình vì nông sản Ukraine (ngô, lúa mì hay hướng dương) ồ ạt tràn vào, gây giảm giá và các kho trữ bị quá tải.

Cô lập về địa lý

Khôi phục hoạt động xuất khẩu sang những nước Đông Âu và gia hạn thỏa thuận Biển Đen là 2 vấn đề rất quan trọng đối với Ukraine hiện nay. Nếu không, một lượng lớn ngũ cốc sẽ tiếp tục còn bị chặn ở Ukraine, tác động nặng nề đến nền kinh tế địa phương. Tuần qua, Ba Lan, Hungary và Slovakia - 3 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu - đã áp đặt lệnh cấm lên hàng nhập khẩu của Ukraine, nhằm mục đích bảo vệ thị trường trong nước khỏi làn sóng hàng giá rẻ.

Ủy ban châu Âu đã chỉ trích lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc và thực phẩm từ Ukraine của Ba Lan và Hungary.

Cuối tuần qua, Ba Lan cũng quyết định cấm ngũ cốc và những thực phẩm khác của Ukraine quá cảnh lãnh thổ Ba Lan. Tuy nhiên, sau 2 ngày đàm phán, Warsaw và Kiev đã đạt tiến độ mới về việc tiếp tục cho phép Ukraine vận chuyển ngũ cốc qua lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, như Hungary và Slovakia, Ba Lan vẫn duy trì lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine vào thị trường nội địa của họ. Trong khi đó, Romania có vẻ vẫn tiếp tục ủng hộ ý tưởng cấm vận hàng nhập khẩu từ Ukraine, do đó, chưa thể xác định ngay được tác động sẽ phát sinh từ quyết định của Ba Lan đối với những quốc gia khác trong khu vực.

Tình trạng đứt đoạn chuỗi cung ứng ngũ cốc ở vùng Trung và Đông Âu đã khiến giá nông sản sụt giảm, gây thiệt hại cho nông dân và gây áp lực chính trị lên chính quyền địa phương. Chưa kể, Ba Lan sắp tổ chức một cuộc bầu cử.

Một quan chức cấp cao của EU cho biết, đoàn phái viên của những quốc gia trong khối đã gặp nhau vào hôm 19/4 để thảo luận về những biện pháp chung, sau khi Brussels chỉ trích các quốc gia thành viên vì đã đơn phương thực hiện lệnh cấm. Ủy ban châu Âu khẳng định rằng chính sách thương mại là thẩm quyền độc quyền của Liên minh châu Âu và “các hành động đơn phương là không thể chấp nhận được”. Ủy ban châu Âu cũng khẳng định, trong những thời điểm khó khăn này, điều quan trọng là phải duy trì sự phối hợp và thống nhất trong các hành động của EU.

Theo kênh truyền hình Polsat News, vấn đề này đã là chủ đề của các cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki và Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal. Ủy ban châu Âu đã yêu cầu Hungary và Ba Lan cung cấp thông tin về lệnh cấm nhập khẩu của mỗi nước. Vào tháng 3, EU đã thống nhất một gói bồi thường cho nông dân với trị giá lên đến 56 triệu euro. Hiện EU đang xem xét thực hiện gói bồi thường thứ hai.

Nông dân kiểm tra kho chứa ngũ cốc chưa bán được tại một trang trại ở SeDziejowo, Ba Lan, ngày 17/4/2023.

Con đường ngũ cốc xuyên đông Âu

Trước đây, sản phẩm nông nghiệp của Ukraine được xuất khẩu chủ yếu qua những cảng ở Biển Đen. Nhưng, khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra, các cảng đã bị đóng cửa để tránh nguy cơ Nga sử dụng những cảng này để đổ bộ. Vào tháng 7/2022, nhờ Liên hợp quốc làm trung gian, hai nước đã đạt được một thỏa thuận chung về việc tạo hành lang an toàn cho hàng xuất khẩu nhằm tránh gây ra vấn đề khủng hoảng lương thực toàn cầu. Do đó, Ukraine đã mở lại được 3 cảng biển. Còn những cảng khác, bao gồm cả cảng Mykolaiv quan trọng nhất, vẫn đang đóng cửa. Do đó, Ukraine - một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu lớn nhất thế giới, đã phải chuyển sang sử dụng đường bộ và mở rộng thương mại sang những cảng nhỏ bên sông Danube. Tuy vậy, tuyến đường bộ thuận lợi nhất, đi từ miền Bắc Ukraine qua Belarus - đồng minh của Nga, đã bị đóng cửa gần như hoàn toàn, buộc Ukraine phải vận chuyển lượng lớn ngũ cốc qua Đông Âu.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho lựa chọn này, Liên minh châu Âu thông báo miễn thuế nhập khẩu cho Ukraine trong một năm, có hiệu lực từ tháng 6/2022. Dù vậy, những lệnh cấm vừa có hiệu lực gần đây đã làm lung lay những kỳ vọng về việc miễn thuế thêm 1 năm nữa. Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Ukraine, kể từ khi chiến tranh bắt đầu, khoảng 17 triệu tấn nông sản quan trọng đã rời Ukraine bằng xe tải và tàu hỏa. Phần lớn đi qua vùng biên giới giáp Ba Lan. Sản lượng bao gồm 8 triệu tấn ngô, 2,2 triệu tấn lúa mì, 1,47 triệu tấn hạt cải dầu, 1,44 triệu tấn dầu hướng dương, 1,31 triệu tấn hạt hướng dương, 1,22 triệu tấn yến mạch và 950.000 tấn đậu nành. Trong khi đó, Ukraine từng xuất khẩu được 40,6 triệu tấn qua đường biển.

Liên Hợp Quốc và hành lang ngũ cốc

Hiện nay, Ukraine vừa phải đối mặt với một loạt lệnh cấm xuất khẩu và quá cảnh, vừa phải đối mặt với một thỏa thuận sắp hết hạn vào giữa tháng 5, với rất ít triển vọng gia hạn được. Moscow đe dọa sẽ không gia hạn thỏa thuận sau ngày 18/5, với lý do Ukraine không tuân thủ những điều khoản về việc xuất khẩu nông sản của Nga. Còn Ukraine và Liên hợp quốc thì khẳng định, thỏa thuận phải tiếp tục có hiệu lực thêm 60 ngày nữa và mong muốn sẽ thỏa hiệp được với Moscow. Nếu thỏa thuận hành lang ngũ cốc sụp đổ và lệnh cấm tiếp tục duy trì, hàng triệu tấn ngũ cốc sẽ bị kẹt lại tại nội địa Ukraine. Trong khi đó, xuất khẩu lương thực chiếm đáng kể tỷ trọng GDP của quốc gia này. Trong những năm tới, tình trạng trên có thể dẫn đến vấn đề giảm diện tích trồng trọt và thu hoạch, cũng như đóng cửa nhiều trang trại và nhà máy chế biến.

Nông dân kiểm tra kho chứa ngũ cốc chưa bán được tại một trang trại ở SeDziejowo, Ba Lan, ngày 17/4/2023.

Bà Ismini Palla, phát ngôn viên của Trung tâm Điều phối chung (JCC) tại Istanbul hôm 19/4 cho biết, hoạt động kiểm tra tàu chở ngũ cốc, đi từ những cảng ở Biển Đen của Ukraine vào eo biển Bosphorus, đã được nối lại sau 2 ngày đàm phán. Hai nước đã đồng ý áp dụng thỏa thuận này cho những loại tàu mới.

Phó Thủ tướng Ukraine Oleksandr Kubrakov đang có chuyến công du đến Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về tương lai của thỏa thuận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen giữa Ukraine và Nga - ký kết tháng 7/2022 thông qua sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc. Theo Kiev, gần đây, các thanh sát viên Nga đã bắt đầu chặn những tàu được cho là đang vận chuyển ngũ cốc từ cảng của Ukraine. Còn hãng thông tấn RIA của Nga dẫn lời Bộ Nông nghiệp nước này cho rằng, Ukraine và Liên hợp quốc đang làm phức tạp hóa quá trình kiểm tra tàu.

Mộc Thạch (Tổng hợp)

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

Thanh tra Bộ Giáo dục- Đào tạo vừa có kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam đối với Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam (gọi tắt Công ty IDP) có trụ sở đặt tại số 161-161A, đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Tàu cá mang số hiệu QB 92198 TS của ngư dân Quảng Bình đang đánh bắt trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ thì bất ngờ bốc cháy dữ dội. Trên tàu có 7 ngư dân may mắn đã được cứu nạn an toàn.

Không chỉ sử dụng chữ ký “khô” (dấu chữ ký) của GS Trần Phương – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng nhà trường để điều hành các hoạt động, HUBT hiện cũng chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình từ trường đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cũng chưa thành lập được Hội đồng trường (HĐT) theo quy định. Điều đó dẫn tới việc HUBT nhiều năm nay rơi vào tình trạng khủng hoảng công tác quản trị, nội bộ mất đoàn kết; các vụ tố cáo, khiếu nại kéo dài.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文