Lục địa Đen giữa trật tự đa cực

10:59 03/07/2023

Theo ông Mikhail Gamandiy-Egorov - nhà báo người Nga kiêm nhà phân tích về quan hệ châu Phi - Nga, cuộc chiến Ukraine đang khiến nhiều thế lực và quốc gia ở châu Phi trở thành lực lượng hàng đầu trong cuộc chiến chống lại hoài niệm về một thế giới đơn cực của NATO và phương Tây. Châu Phi đang ngày càng đảm nhận vị trí là một trong những cực chính của trật tự đa cực quốc tế.

Theo AFP, gần đây trong các quốc gia thành viên NATO nổi lên một ý tưởng: Trừng phạt các nước châu Phi ủng hộ hoặc không lên án Nga, thông qua việc cắt viện trợ nhân đạo. Theo nhà báo Egorov, nhìn chung, có vẻ người phương Tây thường xuyên quên rằng, trong khuôn khổ thế giới đa cực, châu Phi có nhiều phương tiện gây áp lực lên phương Tây hơn là ngược lại. Phương Tây đang tìm mọi cách để đảo ngược xu hướng toàn cầu và cố gắng ngăn chặn sự ra đời của một kỷ nguyên không chỉ được xem là đa cực, mà còn được xem là “hậu phương Tây”. Trong lúc đó, họ lại quên mất rằng, sau những sự kiện gần đây, có lẽ chính người phương Tây mới là bên phải làm quen với việc nhận cứu trợ nhân đạo.

Tổng thống Nga Putin chụp ảnh với lãnh đạo các quốc gia châu Phi tại hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi.

Nhiều nước trong NATO tuyên bố cảm thấy "thật đáng trách về mặt đạo đức" khi phải đầu tư tài chính cho sự phát triển của những quốc gia hiện đang hỗ trợ Nga. Mặc dù công bằng mà nói, trên thực tế, nhiều quốc gia châu Phi chưa hoàn toàn chấp nhận diễn ngôn của phương Tây về Ukraine, do đó lời đe dọa trừng phạt đang nhắm đến cả những quốc gia có lập trường trung lập. Trái lại, vào thời điểm này, nhiều quốc gia châu Phi đang tìm cách thúc đẩy những sáng kiến vì hòa bình, bằng cách cùng góp sức với một số quốc gia không thuộc phương Tây khác, bao gồm cả Trung Quốc. Nhà báo Egorov cho rằng, phương Tây tiếp tục giữ tầm nhìn về một châu Phi nghèo nàn và phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Quá rõ ràng để thấy được, những “viện trợ” này thực sự đáng giá như thế nào, hay đúng hơn, chúng là những khoản đền bù vô lý, để đảm bảo thái độ hợp tác với những quốc gia liên quan.

Tầm nhìn này không còn tương ứng với thực tế của một kỷ nguyên hiện đại. Châu Phi đang ngày càng thoát khỏi những mặc cảm do chủ nghĩa thực dân phương Tây và chủ nghĩa thực dân mới áp đặt. Họ đặt cược vào tính chủ quyền và chủ nghĩa Liên Phi, đồng thời nhận thức đầy đủ vai trò hết sức quan trọng của đại lục địa châu Phi trong trật tự quốc tế đa cực đương đại. Tất nhiên, không thể quên nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ thuộc về người châu Phi. Với thực tế này, trong một tương lai không xa, thật sự ai mới là bên phụ thuộc vào trợ giúp nước ngoài?

Phương Tây chỉ còn có thể học cách thích nghi với những quy tắc mới, bao gồm cả việc tiếp cận các nguồn tài nguyên chiến lược. Đồng thời, đối với hàng triệu người phương Tây, nhu cầu chinh phục sẽ trở thành mưu cầu tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, kể cả từ những quốc gia mà chính nền chính trị phương Tây này đã lợi dụng và xem thường từ lâu.

Người dân châu Phi vẫy cờ Nga.

Phương Tây chỉ còn có thể học cách thích nghi với những quy tắc mới, bao gồm cả việc tiếp cận các nguồn tài nguyên chiến lược. Đồng thời, đối với hàng triệu người phương Tây, nhu cầu chinh phục sẽ trở thành mưu cầu tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, kể cả từ những quốc gia mà chính nền chính trị phương Tây này đã lợi dụng và xem thường từ lâu.

Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện sáng kiến này.

Trước đây, nhiều nước như Brazil, Indonesia và Trung Quốc cũng đã đề xuất đóng vai trò làm quốc gia hòa giải. Đặc biệt, tầm nhìn của Trung Quốc là phần lớn cảm hứng cho những quốc gia khác theo đuổi sáng kiến này. Trong bài báo của Abbey Makoe, châu Phi từ lâu đã bị xem là một con tốt thí trong những cuộc chiến do những người khác bắt đầu, bắt buộc họ phải chọn phe. Lần này, toàn bộ lục địa châu Phi đã chọn lập trường: Không tạo ra mối liên hệ nào với cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Theo nhà báo Abbey Makoe, những nước thành viên NATO, dẫn đầu là Mỹ, đã không đón nhận kết quả trên với thái độ lạc quan. Kết quả, các thành viên NATO đã không thể thuyết phục châu Phi tham gia “chiến dịch chống Nga”. Nhà báo Mikhail Gamandiy-Egorov cũng nhận định, quyết định này cho thấy Lục địa Đen đã tìm ra sự tự tin để từ chối theo đuổi mô hình trật tự thế giới của quá khứ. “Thay vì trở thành anh hùng, châu Phi muốn trở thành người kiến tạo hòa bình hơn”, theo Egorov, và “thế giới cuối cùng cũng chứng kiến thấy một châu Phi đi đầu trong những vấn đề toàn cầu; một lục địa với tiếng nói đại diện của hơn một tỷ người”. Nhà báo Egorov viết tiếp: “Lục địa này không còn định vị lại mình như một nhóm khán giả ngồi quan sát những vấn đề quốc tế và sự chi phối của những nước thành viên NATO. Lập trường của châu Phi, thông qua cách mà Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và những đồng cấp của ông đã thể hiện, có thể được hiểu như vậy: “Chúng tôi không có gì để nói nếu không được tham gia’”. Đối với ông Egorov, mối đe dọa trừng phạt vì “không tuân thủ theo mong muốn và mệnh lệnh của NATO” không còn tồn tại trong mắt một châu Phi đoàn kết và can trường.

Về vấn đề mong muốn hòa giải cho cuộc xung đột Nga - Ukraine, tác giả Abbey Makoe nhận định: Kết quả của sứ mệnh hòa bình không quan trọng. Nếu hòa bình được tạo ra thì càng tốt cho cộng đồng quốc tế nói chung và thực sự là cho nhân loại nói chung. Theo tác giả, nếu như không đạt được hòa bình thì chí ít châu Phi không thể bị cáo buộc làm kẻ ngồi yên, vì họ đã đề xuất “những biện pháp đàm phán ngừng bắn”. Abbey Makoe cũng nhắc lại rằng, Trung Quốc đã cố gắng đề xuất một kế hoạch hòa bình 12 điểm nhưng đã bị Mỹ, NATO và Ukraine phản đối.

Theo quan điểm của ông Mikhail Gamandiy-Egorov, tác giả người Nam Phi đã nhắc lại 2 sự thật rất quan trọng khác. Cụ thể, “sáng kiến của châu Phi rất đáng khen ngợi vì điều này sẽ buộc phương Tây phải giải thích - bằng lời nói của chính họ, những gì cần phải làm để hạ vũ khí và tìm lại hòa bình”. Cũng theo ông Egorov, giờ đây, Nam Phi nói riêng và lục địa châu Phi nói chung, đang dần đảm nhận vai trò của một trong những cực chính của một thế giới đa cực.

Abbey Makoe cũng hy vọng rằng Tổng thống Ukraine sẽ chú ý đến việc đặt lợi ích của quốc gia của mình trước lợi ích của những nước NATO, nhất là trong bối cảnh đang đối đầu với Moscow. Abbey Makoe cho rằng, “một Ukraine hòa bình với nước láng giềng” thì sẽ tốt hơn là “một Ukraine được tài trợ nhiều nhưng lại bị xem như một con tốt thí trong một cuộc chiến ủy nhiệm của NATO nhằm chống lại Nga”.

Mộc Thạch (Tổng hợp)

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã may mắn thoát chết và hiện đã vượt qua cơn nguy kịch sau khi bị một thành phần chính trị đối lập bắn 4 phát đạn vào vùng bụng hôm 15/5. Châu Âu bị một phen chấn động bởi vụ ám sát chính trị hiếm hoi xảy ra giữa những căng thẳng chính trị, ngoại giao xung quanh cuộc chiến tại Ukraine.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文