Mong manh hòa bình cho Nagorno - Karabakh

09:38 25/09/2023

Ngày 20/9, chính quyền ly khai Armenia ở Nagorno - Karabakh đã tuyên bố hạ vũ khí, ngừng bắn với quân đội Azerbaijan và bắt đầu tham gia các cuộc đàm phán để sáp nhập vào lãnh thổ Azerbaijan, theo một thỏa thuận đạt được sau khi Nga cử một nhóm lực lượng giữ gìn hòa bình đến khu vực này. Ưu thế quân sự của quân đội Azerbaijan cũng đã tạo nên sự khác biệt dẫn đến kết quả này.

Chiến dịch chớp nhoáng

Theo giới quan sát, việc ông Samvel Shahramanian trở thành Tổng thống vùng Nagorno - Karabakh đã khiến Baku khó chịu cực độ và có thể đã góp phần quyết định tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào ngày 19/9. Tình hình leo thang căng thẳng nhanh chóng làm nổi bật sự mất cân bằng tổng thể của các lực lượng hiện có. Một mặt, chỉ có vài nghìn binh sĩ ly khai Armenia, khoảng 20.000 người vào năm 2020, trong cuộc xung đột trước đó. Các lực lượng được trang bị ít vũ khí hạng nặng và hầu như không được hưởng lợi từ hệ thống phòng không. Mặt khác, quân đội Azerbaijan có 118.000 binh sĩ, một lực lượng không quân chiến đấu, hỗ trợ chiến thuật và một phi đội trực thăng chuyên hỗ trợ hỏa lực. Chỉ trong vài giờ, quân đội Baku đã dễ dàng chọc thủng thế phòng thủ của Armenia, chiếm giữ khoảng 60 tiền đồn quân sự cũng như các địa phương và ngã tư chiến lược khác. Chính thực tế này đã buộc người Nagorno - Karabakh ngồi vào bàn đàm phán.

Đại diện hai đoàn đàm phán Armenia và Azerbaijan về vấn đề Nagorno - Karabakh tại Yevlakh, ngày 21/9.

Dựa vào thỏa thuận đạt được, phe ly khai đã cam kết giải tán và giải giáp toàn bộ lực lượng vũ trang của quân đội phòng vệ Nagorno - Karabakh và cho rút các đơn vị quân đội Armenia ra khỏi khu vực vốn là tâm điểm của hai cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Cuộc đàm phán đầu tiên được tổ chức vào sáng 21/9 tại thị trấn Yevlakh của Azerbaijan, nằm cách Nagorno-Karabach chỉ khoảng 50 km, với sự có mặt của đại diện chính quyền Azerbaijan và đại diện của phe ly khai Armenia.

Theo hãng thông tấn Nga Ria Novosti, đại diện Karabakh cho biết sau khi rời cuộc họp rằng chưa có thỏa thuận cuối cùng vì vẫn cần phải thảo luận thêm chi tiết. Về phần người đứng đầu phái đoàn Azerbaijan, ông tuyên bố rằng các cuộc đàm phán có thể dẫn đến một thỏa thuận với người Armenia ở Karabakh. Baku nói rằng những cuộc thảo luận mang tính xây dựng. Tổng thống Azerbaijan cũng chỉ ra kế hoạch gửi viện trợ nhân đạo, lương thực và nhiên liệu tới tỉnh này.

Mặc dù chưa có thỏa thuận nào nhưng không có gì đáng ngạc nhiên vì có những chủ đề quan trọng và nhạy cảm cần thảo luận: Giải giáp lực lượng phòng thủ địa phương, giải thể các cơ quan chính trị của phe ly khai theo yêu cầu của Baku, viện trợ nhân đạo hoặc đảm bảo an ninh hơn nữa cho 120.000 người Armenia của Nagorno-Karabakh, dự kiến sẽ trở thành công dân của Azerbaijan.

Vai trò của Nga

Nga đã đàm phán về lệnh ngừng bắn sau cuộc chiến cuối cùng trong khu vực vào năm 2020, trong đó Azerbaijan đã giành lại quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ Nagorno - Karabakh và các khu vực lân cận. Quốc gia này cũng đã đồng ý triển khai gần 2.000 lính gìn giữ hòa bình của Nga để giám sát hành lang then chốt giữa phần lãnh thổ còn lại với Armenia. Nhưng, trong những tháng gần đây, Armenia đã cáo buộc Moscow phớt lờ và không hoàn thành vai trò là người bảo đảm an ninh trong khu vực.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước tình hình leo thang mạnh mẽ tại khu vực Nagorno - Karabakh”. Hiện Nga đang kêu gọi các bên trong cuộc xung đột chấm dứt đổ máu, chấm dứt hành động thù địch và quay trở lại con đường giải quyết chính trị và ngoại giao. Azerbaijan đã cảnh báo đến lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga về hành động quân sự chỉ vài phút trước khi nó được triển khai. Đại diện của lực lượng giữ gìn hòa bình Nga đóng vai trò trung gian trong khi lực lượng này lẽ ra phải bảo đảm là các bên tuân thủ hòa ước đã được ký kết hồi tháng 11/2020. Thỏa thuận hòa bình đó đã tan thành mây khói kể từ khi Nagorno - Karabakh bị phong tỏa và nhất là sau chiến dịch quân sự chớp nhoáng vừa qua.

Binh sĩ Armenia canh gác tại trạm kiểm soát biên giới với Azerbaijan gần làng Sotk ở Armenia, ngày 18/6/2023.

Cho đến tận hôm nay, theo các nguồn tin độc lập, không ai biết các bên có đạt được những gì những giờ sắp tới. Chỉ biết rằng theo thông cáo chính thức, quân ly khai Armenia đã buông vũ khí. Trên giấy tờ, ngay từ 20/9, các giới chức tại Erevan đã đồng ý về thỏa thuận ngừng bắn. Chính quyền Baku khẳng đỉnh chủ quyền trên vùng lãnh thổ này và ngay từ hôm nay, Azerbaijan trình bày cái mà họ gọi là một “kế hoạch chung sống trên lãnh thổ Nagorno - Karabakh với người Armenia”.

Nagorno - Karabakh Là gì?

Nagorno - Karabakh, hay theo cách gọi của người dân Armenia là Artsakh, là một vùng núi nằm ở cuối phía Nam của dãy núi Karabakh ở Azerbaijan, với 120.000 cư dân là người Armenia và được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan. Họ có chính quyền riêng, thân với Armenia nhưng không được Armenia hay bất kỳ quốc gia nào khác chính thức công nhận.

Những người dân Armenia theo đạo Thiên chúa tuyên bố rằng họ đã hiện diện trong khu vực này từ nhiều thế kỷ trước công nguyên. Trong khi đó Azerbaijan, với đa số là người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ, cũng khẳng định rằng có mối quan hệ lịch sử sâu sắc với Nagorno - Karabakh, khu vực vốn chịu ảnh hưởng của người Ba Tư, người Thổ Nhĩ Kỳ và người Nga qua nhiều thế kỷ. Cuộc xung đột đẫm máu giữa hai dân tộc đã có từ hơn một thế kỷ trước. Dưới thời Liên Xô, Nagorno - Karabakh là một khu tự trị thuộc nước Cộng hòa Azerbaijan.

Khủng hoảng nhân Đạo

Vào tháng 12/2022, một nhóm thường dân Azerbaijan đã đóng giả các nhà hoạt động môi trường bắt đầu chặn Hành lang Lachin. Tháng 4/2023, Azerbaijan đã thiết lập một trạm kiểm soát chính thức, dùng để ngăn chặn tình trạng buôn lậu vũ khí, khiến phần lớn dòng hàng hóa giữa Armenia và Nagorno - Karabakh bị gián đoạn. Mỹ thể hiện thái độ tiếc nuối khi chứng kiến tình hình nhân đạo đang bị suy thoái nhanh chóng.

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đã có thể tiến hành chuyển hàng viện trợ đến Nagorno - Karabakh trong tuần này qua Hành lang Lachin và một tuyến đường riêng nối Karabakh với thành phố Aghdam của Azerbaijan. Tuy nhiên, căng thẳng vẫn gia tăng mạnh mẽ trong tháng này khi Armenia và Azerbaijan cáo buộc nhau tăng cường quân đội. Armenia phàn nàn rằng cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến Nga xao lãng vai trò bảo đảm an ninh ở Ngoại Kavkaz.

Mộc Thạch (Tổng hợp)

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Chương trình nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đổi mới sáng tạo và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Trước ngày khởi công Dự án đường Vành đai 3 (18/6/2023) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến trước ngày 31/12/2023 sẽ bàn giao 100% mặt bằng phục vụ dự án. Nhưng thực tế việc giải phóng mặt bằng và thi công các gói thầu diễn ra rất chậm…

Bộ Xây dựng thống kê, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Điển hình như tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ. Mặt bằng giá dự án mới quý III/2024 đã tăng từ 4-6% theo quý và từ 22-25% theo năm. Đặc biệt, có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35-40% tùy từng vị trí so với quý trước.

Ngày 17/11, thông tin từ Công an tỉnh Bình Phước cho biết đang tạm giữ 14 đối tượng về các hành vi mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ hơn 6kg ma túy, 1 khẩu súng và nhiều phương tiện pha trộn, đóng gói ma túy.

Ngày 17/11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Tháp đang tạm giữ hình sự Phạm Hải Đức (SN 1990, ngụ phường 1, Quận 4, TP Hồ Chí Minh) và Tăng Hạ Quốc Huy (Việt kiều Canada, SN 1988, tạm trú phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh)  để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong bối cảnh thị trường nhà ở đang mất cân đối cung - cầu nghiêm trọng, giá nhà ngày càng tăng cao ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, việc cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thoả thuận về nhận quyền sử dụng đất sẽ giải quyết được một số tồn tại của thị trường bất động sản hiện nay.

Lợi dụng việc khan hiếm tăng giá vật liệu xây dựng, 6 đối tượng 9X từ Nghệ An vào Đà Nẵng lập nhóm "cung cấp sắt thép công trình giá rẻ" trên mạng xã hội để kết nối, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tiền cọc hàng của hàng loạt nạn nhân tại Đà Nẵng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文