Mỹ tài trợ Ukraine từ tài sản đóng băng của Nga: “Của biếu là của lo...”

12:32 28/12/2024

Tuần này, Ukraine thông báo đã nhận được 1 tỷ USD viện trợ của Mỹ, được đảm bảo bằng nguồn thu từ tài sản đóng băng của Nga. Việc sử dụng tiền của Nga để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh hay tái thiết của Ukraine thoạt nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại ẩn chứa vấn đề lớn. Hành động này đi kèm với những tác động kinh tế, tài chính và địa chính trị cần được tính đến.(Xem tiếp trang 6)

Niềm tin lung lay?

Trong bài đăng trên mạng xã hội X, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal nêu rõ đây là đợt giải ngân đầu tiên trong số 20 tỷ USD mà Mỹ chuẩn bị phân bổ cho Kiev thông qua việc sử dụng tiền lãi ngân hàng từ tài sản tịch thu của Nga, theo sáng kiến của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). Khoản tiền trên được cung cấp dưới dạng viện trợ không hoàn lại theo một công cụ cho vay của Ngân hàng Thế giới nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Ukraine trong việc củng cố khuôn khổ chính sách kinh tế và ổn định tài chính vĩ mô. 

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov: “Họ đang đánh cắp tiền của Nga!”.

Khoản hỗ trợ của Mỹ là một phần trong cam kết rộng hơn được đưa ra tại Hội nghị Ngoại trưởng G7 hồi tháng 11, trong đó dự kiến cung cấp khoản hỗ trợ 50 tỷ USD cho Ukraine và được thanh toán bằng số tiền thu từ tài sản đóng băng của Nga. Trong gần 3 năm kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine (tháng 2/2022) dẫn đến việc Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh quyết định đóng băng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga gửi tại các ngân hàng ở phương Tây, những tài sản này vẫn bị bỏ ngỏ, mặc dù đã có những nỗ lực để khai thác chúng. Các đề xuất bao gồm từ tịch thu tài sản đến thế chấp bảo lãnh để vay trên thị trường tài chính... Không có đề xuất nào được coi là hoàn toàn thỏa đáng.

Sau nhiều tháng thảo luận, G7 và EU cuối cùng đã đề xuất cách tiếp cận mới, được gọi là chương trình ABC, nhằm khai thác một lỗ hổng. Theo các phương tiện truyền thông, khoảng 300 tỷ USD tài sản của Nga đã bị Mỹ và các nước phương Tây phong tỏa kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát, như một phần của chiến dịch chiến tranh kinh tế chống Nga. Phần lớn tài sản bị giữ - khoảng 220 tỷ USD - bị đóng băng tại các tổ chức tài chính quốc tế chuyên cung cấp dịch vụ thanh toán và lưu ký chứng khoán, chủ yếu là Euroclear có trụ sở tại Brussels (Bỉ), nơi nắm giữ 185 tỷ USD. Nga không thể tiếp cận các tài sản bị đóng băng, song chúng vẫn thuộc về Moscow và vẫn phát sinh lãi, nhưng khoản lãi này không được chuyển cho Nga. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda gần đây đã đề xuất sử dụng toàn bộ số tài sản này để hỗ trợ Ukraine, đặc biệt nếu chính quyền Mỹ sắp tới của ông Donald Trump quyết định cắt giảm viện trợ cho Kiev. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã phản đối đề xuất này, lập luận rằng hành động như vậy có thể làm suy yếu sự ổn định của các thị trường tài chính EU.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang thúc đẩy việc cung cấp càng nhiều viện trợ càng tốt cho Ukraine trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức nhậm chức. Ông Trump đã nhiều lần chỉ trích viện trợ của Mỹ cho Kiev.

Theo đài RT (Nga), Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cảnh báo việc tịch thu tài sản Nga sẽ làm suy yếu niềm tin toàn cầu vào Mỹ và các đồng minh. Trong khi đó, Moscow nhiều lần lên án việc đóng băng tài sản Nga là “hành vi trộm cắp”, cáo buộc việc khai thác doanh thu từ những tài sản này là bất hợp pháp và tạo tiền lệ nguy hiểm. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố: “Nói một cách thẳng thắn, Chính phủ Mỹ đang đánh cắp tiền của Nga. Tài sản của Moscow bị chặn một cách bất hợp pháp và trái với mọi quy tắc. Việc Mỹ chuyển 1 tỷ USD từ tài sản đóng băng của Nga cho Ukraine sẽ trở thành cơ sở cho các động thái pháp lý sắp tới của chúng tôi”.

Trụ sở Ngân hàng trung ương Nga tại Moscow

Những hậu quả không mong muốn

Cuộc thảo luận về vấn đề khai thác tài sản của Nga bị phân cực, với hai phe đưa ra những quan điểm dường như không thể hòa giải. Một bên, những người lập luận ủng hộ việc sử dụng tài sản nhà nước của Nga lập luận rằng có lý lẽ đạo đức để làm như vậy. Mặt khác, nhiều chuyên gia pháp lý nghi ngờ về tính hợp pháp của hành động đó. Có một điều chắc chắn là, việc sử dụng tiền lãi từ tài sản phong tỏa của Nga để tài trợ cho Ukraine sẽ gây ra những hậu quả đáng kể. 

Thứ nhất, việc sử dụng chúng sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu. Bất kể mục đích là hỗ trợ quân sự cho Ukraine hay tái thiết sau chiến tranh, hành động này sẽ gây ra hậu quả kinh tế và chính trị đáng kể, có khả năng làm xói mòn tính hợp pháp của hệ thống, đặc biệt liên quan quyền sở hữu tư nhân. Vì hầu hết các quốc gia đều nắm giữ dự trữ ngoại hối ở Mỹ và EU, việc sử dụng các khoản dự trữ này trong các tranh chấp chính trị hoặc làm công cụ trừng phạt kinh tế có thể gây bất ổn cho trật tự tài chính toàn cầu, đặc biệt là trường hợp của Nga sẽ tạo ra tiền lệ pháp lý. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde từng cảnh báo rằng việc tịch thu tài sản của Nga để phục vụ lợi ích của Kiev có thể đe dọa hệ thống tài chính quốc tế và đặt ra các câu hỏi về pháp lý và đạo đức. Bà lưu ý việc sử dụng các tài sản này để viện trợ cho Ukraine có thể vi phạm luật pháp quốc tế, dẫn đến sự phân mảnh của hệ thống tài chính toàn cầu trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về việc khai thác nó vì mục đích chính trị.

Thứ hai, điều này vi phạm các quy tắc của luật pháp quốc tế liên quan việc bảo vệ các quốc gia khỏi việc áp dụng luật đối với tài sản của họ mà không có sự đồng ý của họ, đặt ra những câu hỏi quan trọng về tính hợp pháp của việc tịch thu hoặc hưởng lợi từ tài sản của họ. Mặc dù luật pháp quốc tế có thể cho phép tạm thời đóng băng tài sản của Nga như một phần của lệnh trừng phạt, việc tịch thu hoặc sử dụng lợi nhuận từ các tài sản này là một vấn đề khác mà chưa tìm thấy cơ sở pháp lý vững chắc nào.

Trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp diễn và chi phí hỗ trợ Kiev vẫn tiếp tục tăng, phương Tây đã và đang tìm kiếm các chiến lược thay thế để duy trì viện trợ quân sự của họ mà không phải chịu thêm gánh nặng tài chính. Tuy nhiên, chiến lược khai thác tài sản đóng băng của Nga tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng kể; đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính quốc tế tại thời điểm kinh tế toàn cầu bất ổn, có khả năng kéo theo những thay đổi mà cuối cùng có thể gây bất lợi cho chính phương Tây.

Ngoài ra, các nước phương Tây phải đối mặt với thách thức phức tạp trong việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho phép tịch thu tài sản của Nga và sử dụng chúng mà không vi phạm luật pháp quốc tế hoặc làm xói mòn uy tín của hệ thống pháp luật toàn cầu. Những thách thức này nêu bật sự cần thiết phải xem xét cẩn thận những tác động lâu dài của hành động này.

Trần Anh

Quy định 3 chế độ quản lý dao có tính sát thương cao gắn với mục đích sử dụng; bổ sung các loại vũ khí quân dụng; cắt giảm các giấy tờ, thủ tục cấp các loại giấy phép về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ... là một số điểm mới được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

100 sinh viên Học viện CSND đến hiến máu trong lễ phát động Chủ nhật Đỏ lần thứ 17 - năm 2025. Chủ nhật Đỏ đã thu được hơn 400 nghìn đơn vị máu, phục vụ công tác cấp cứu và điều trị cho hàng trăm nghìn người bệnh trong suốt 16 năm qua.

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文