NATO đang mở rộng sang châu Á?

10:23 01/08/2022

Đầu tháng 7-2022, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được tổ chức ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh này. Trước đó, ngày 5-5, Cơ quan tình báo Trung ương Hàn Quốc thông báo nước này đã trở thành thành viên chính thức của Trung tâm Hợp tác phòng thủ không gian mạng ưu việt của NATO.

Đây cũng là lần đầu tiên một quốc gia châu Á gia nhập một thổ chức trực thuộc NATO. Tổ chức an ninh mạng này được thành lập vào tháng 5-2008 nhằm mục đích xây dựng hệ thống an ninh mạng có thẩm quyền chính thức của NATO. Ngay từ tháng 7-2019, Hàn Quốc đã gửi thư xin gia nhập và bây giờ được chấp thuận, nâng tổng số thành viên của tổ chức này lên 32 quốc gia.

Cuộc tập trận “Cú đập của Vua thủy tề” do hải quân NATO thực hiện trên biển Địa Trung Hải, tháng 1-2022.

Về vấn đề này, một số học giả cho rằng mặc dù đây là một tổ chức trực thuộc khối quân sự NATO và có các thuộc tính quân sự nhưng việc Hàn Quốc gia nhập tổ chức này không có nghĩa là Hàn Quốc trở thành thành viên chính thức của NATO. Trên thực tế, ngoài Hàn Quốc, tổ chức này cũng có các thành viên khác không thuộc NATO.

Chiến tranh mạng là bộ phận cấu thành quan trọng của chiến tranh hiện đại. Chiến tranh mạng thường quyết định chiều hướng của tình hình trên chiến trường. Do đó, tính nghiêm trọng của việc Hàn Quốc tham gia tổ chức này không nói cũng rõ. Có thể thấy, nếu Hàn Quốc chia sẻ thông tin tình báo với NATO thì thông tin mạng của toàn bộ khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Bắc Á, NATO sẽ nắm được. Điều này sẽ giúp NATO nhanh chóng mở rộng sang châu Á và có tác động nghiêm trọng đối với hòa bình và sự ổn định của châu lục này.

Mặc dù trước đây Mỹ từng tìm cách thiết lập NATO ở châu Á, nhưng đường lối chiến lược của Mỹ dường như đã thay đổi. Mỹ đang cố gắng biến NATO thành một tổ chức mang tính toàn cầu. Việc Nhật Bản và Hàn Quốc được mời tham dự Hội nghị Ngoại trưởng các nước thành viên NATO và Hội nghị Thượng đỉnh NATO là minh chứng cho thấy Mỹ đang thực hiện ý đồ chiến lược này. Nếu Hàn Quốc và Nhật Bản trở thành thành viên của NATO thì châu Á sẽ chịu sự răn đe chiến lược của tổ chức này. Là một khối quân sự, NATO sẽ triển khai các hoạt động ở khu vực châu Á thông qua phương thức đối đầu tập thể. Điều này sẽ tác động xấu đến cục diện địa chính trị cũng như hòa bình, ổn định của khu vực châu Á.

NATO là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khối này từng phải đối mặt với câu hỏi sẽ đi đâu về đâu. Tuy nhiên, tình hình hiện nay cho thấy NATO đã điều chỉnh hướng đi. Một mặt tiếp tục mở rộng về hướng Đông, chĩa mũi nhọn vào Nga. Mặt khác, tìm cách mở rộng hoạt động ở châu Á, lôi kéo các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc gia nhập khối quân sự này để triển khai những hành động chung theo Hiến chương của NATO. Nếu Hàn Quốc và Nhật Bản gia nhập NATO thì khi xung đột xảy ra ở các nước châu Á, các nước thành viên NATO có thể tham chiến. Đây sẽ là tín hiệu đáng lo ngại đối với sự phát triển hòa bình và ổn định của khu vực châu Á.

Vậy tại sao các nước châu Âu lại ủng hộ việc NATO mở rộng về phía Đông và tại sao Mỹ lại không ngừng tăng cường sức mạnh của NATO? Sau khi xảy ra các cuộc “cách mạng màu”, các nước Đông Âu đã tiếp nhận các quan niệm giá trị của Mỹ và hệ thống chính trị của các nước phương Tây. Các nước Đông Âu đã trở thành động lực chính để NATO mở rộng về phía Đông bởi họ muốn tìm kiếm sự bảo vệ của NATO. Việc Mỹ ra sức tuyên truyền về mối đe dọa đến từ Nga để các nước châu Âu, đặc biệt là các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhận thức được rằng chỉ khi khối quân sự NATO được củng cố thì họ mới có thể chống lại sự “hiếu chiến” của Nga. Trước đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng nói rằng NATO đã “chết não”. Tuy nhiên, sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, ông lại cho rằng NATO đã “trở về từ cõi chết”. Một cách khách quan, cuộc chiến Nga - Ukraine đã buộc các nước EU phải hiểu rằng việc củng cố vai trò của NATO có ý nghĩa quan trọng đối với chính họ.

Cuối cùng là do Mỹ, nước đứng đầu NATO, luôn cố gắng tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Âu thông qua tổ chức này để từ đó củng cố vị thế chiến lược của mình ở châu lục. Nếu các nước châu Âu thiết lập cơ chế phòng thủ quân sự của riêng mình thì Mỹ chắc chắn sẽ bị gạt ra ngoài. Do đó, một mặt Mỹ tìm cách trực tiếp hoặc gián tiếp can thiệp sự hợp tác quân sự giữa các nước châu Âu, mặt khác, họ yêu cầu các nước châu Âu tăng cường đầu tư vào NATO.

Thông qua việc khoét sâu vào các mâu thuẫn và lên kế hoạch cho một cuộc chiến ở Ukraine, Mỹ đã khiến các nước châu Âu phải đi theo mình và dựa vào liên minh quân sự quan trọng là NATO để bảo vệ an ninh quốc gia. Mỹ coi NATO là công cụ quan trọng để kiểm soát châu Âu và là vũ khí quan trọng để củng cố vị thế bá chủ của mình. Mỹ không chỉ dựa vào NATO để mở rộng thị phần của mình trên thị trường buôn bán vũ khí, mà điều quan trọng hơn là Mỹ đang tìm cách lợi dụng NATO để tiếp tục thống trị thế giới.

Việc NATO trở thành tổ chức mang tính toàn cầu sẽ mang lại cho Mỹ một nhóm vũ trang quốc tế tiện dụng của riêng mình. Và, việc các nước châu Âu hết lòng đi theo Mỹ sẽ tăng cường vai trò của NATO. Một số quốc gia châu Á và là đồng minh thân tín của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc đang mong muốn gia nhập NATO và muốn dựa vào sức mạnh của tổ chức này để củng cố vị thế quân sự của mình. Trong tương lai, thế giới có thể sẽ trở thành một liên minh quân sự với nòng cốt là NATO, có thể tấn công các nước không thuộc NATO bất cứ lúc nào? Các quốc gia chưa gia nhập hoặc không muốn gia nhập NATO có thể trở thành đối tượng bị NATO tấn công. Tình trạng mất cân bằng quốc tế sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. NATO, lúc ấy, sẽ trở thành chiếc gậy quyền lực trong tay Washington và Mỹ sẽ dựa vào đó để củng cố vị thế bá chủ của mình.

Huy Thông (Tổng hợp)

Ngày 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026). 

Họ "bắt cặp" với nhau không cần tình yêu, cũng chẳng cần tiền. Chỉ cần trao đổi qua tin nhắn, gặp mặt, đi ăn uống đôi lần, hoặc ngay từ lần đầu tiên, sau khi ưng ý và thỏa thuận vài "điều khoản thuộc vùng cấm" trong mối quan hệ, thì giữa hai người đã có thể tiến tới bước quan hệ thể xác. "Phong cách bạn bè" này mới xuất hiện trong giới trẻ, mang cái tên rất Tây: "Friends with benefit".

Ba người đàn ông từ Thanh Hóa lên các huyện Quế Phong và Quỳ Châu (Nghệ An) để đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sau đó lên khu vực biên giới mua ma túy để sử dụng…

Trận gió lốc quét qua đã cuốn bay phần mái lợp 6 phòng học tại Trường tiểu học Phú Lương 1, làm hư hỏng 1 phòng học khác. Trong sáng 3/5, khi lực lượng các đơn vị tổ chức khắc phục thiệt hại, toàn bộ 263 học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 phải nghỉ học.

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

VKSND TP Hồ Chí Minh vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can về 11 tội danh liên quan đến các sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực đăng kiểm. Đáng lưu ý, quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã làm rõ sự “tiếp tay” của nhóm đối tượng nguyên lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) và lãnh đạo, đăng kiểm viên Phòng kiểm định xe cơ giới (VAR) cho các đối tượng khác trong quá trình gây án.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文