Sri Lanka khủng hoảng nhiên liệu trầm trọng

12:53 08/07/2022

Đất nước Sri Lanka do thiếu tiền mặt nên không thể nhập nhiên liệu như bình thường, dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng. Vì thế chính phủ đã phải thông báo dừng cung cấp nhiên liệu (xăng dầu) trong hai tuần đối với tất cả các hoạt động thông thường, ngoại trừ các dịch vụ thiết yếu và kêu gọi ngừng hoạt động một phần.

Với nguồn dự trữ cạn kiệt, Sri Lanka chỉ đủ nhiên liệu cho mọi hoạt động cần thiết nhất trong một ngày. Bandula Gunawardana, người phát ngôn chính phủ cho biết lệnh dừng bán nhiên liệu được đưa ra nhằm tiết kiệm xăng dầu cho các trường hợp khẩn cấp.

Trong tình trạng thiếu nhiên liệu toàn xã hội và các tuyến xe buýt dừng hoạt động theo lệnh cấm nêu trên, ông Gunawardana kêu gọi giới doanh nghiệp sản xuất nghiên cứu cho phép công nhân viên làm việc tại nhà nhằm tiết kiệm nhiên liệu xăng dầu cho đi lại.

Chính phủ Sri Lanka tuyên bố dừng bán nhiên liệu trong 10 ngày để đối phó khủng hoảng

Thực tế thì từ tuần trước, tất cả trường học đều đã đóng cửa, còn các cơ quan nhà nước chỉ duy trì số nhân viên tối thiểu phục vụ các công việc thiết yếu, phần lớn phải nghỉ ở nhà hoặc làm việc từ xa để hạn chế đi lại. Sri Lanka cũng đang đối mặt với lạm phát cao kỷ lục và tình trạng mất điện kéo dài, tất cả đều góp phần dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối kéo dài nhiều tháng, có cả bạo lực, nhằm kêu gọi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức.

Việc đóng cửa khu vực nhà nước dự kiến sẽ kết thúc sớm nhưng tình trạng khan hiếm nhiên liệu chưa được giải quyết nên lại được kéo dài đến ngày 10-7, chính phủ Sri Lanka hứa sẽ khôi phục nguồn cung cấp nhiên liệu. Vào hôm 26-6, chính phủ Sri Lanka đã hứa rằng họ sẽ triển khai một hệ thống mã thông báo để phân phối khẩu phần các nguồn dự trữ nhiên liệu hạn chế, nhưng việc đó đã không thành công. Đã có nhiều người xếp hàng dài bên ngoài một vài trạm xăng còn nguồn cung cấp. Sri Lanka đang tìm kiếm mua dầu giá rẻ từ Nga và Qatar.

Đầu tháng 6, Liên Hợp Quốc đã đưa ra một phản ứng khẩn cấp đối với cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có của hòn đảo, khiến hàng nghìn phụ nữ mang thai đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Liên hợp quốc cho biết 4/5 người ở Sri Lanka đã bắt đầu bỏ bữa vì họ không đủ tiền ăn, đồng thời cảnh báo về một “cuộc khủng hoảng nhân đạo thảm khốc” với hàng triệu người đang cần viện trợ. Chương trình Lương thực Thế giới đã bắt đầu phân phát phiếu thực phẩm cho khoảng 2.000 phụ nữ mang thai ở các khu vực “không được phục vụ” của Colombo như một phần của “hỗ trợ cứu sống”. Chương trình đang cố gắng quyên góp 60 triệu USD cho nỗ lực cứu trợ lương thực từ tháng 6 đến tháng 12.

Khủng hoảng nhiên liệu dường như đang nối dài chuỗi khủng hoảng kinh tế - chính trị của Sri Lanka từ nhiều tháng qua. Làn sóng biểu tình phản đối của hàng triệu người dân Sri Lanka đã khiến cho Thủ tướng Mahinda Rajapaksa phải từ chức vào tháng 5-2022. Người thay thế ông là Ranil Wickremesinghe dường như đã nhìn thấy con đường phía trước mình tiếp tục không êm ả và những khó khăn mới sẽ tiếp tục hoành hành đất nước. Khi lên nhậm chức, ông Wickremesinghe đã cảnh báo rằng khủng hoảng tài chính của Sri Lanka sẽ càng tồi tệ hơn trong vòng hai tháng tới và đất nước ông sẽ đối mặt tình huống khó khăn nhất.

Quả đúng như dự báo của Thủ tướng Wickremesinghe. Cuộc khủng hoảng kinh tế mà Sri Lanka đang đối mặt được mô tả là chưa từng có kể từ khi nước này giành độc lập từ Anh năm 1948. Khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng đến mức độ nước này đã không thể có đủ kinh phí để nhập khẩu kể cả các mặt hàng thiết yếu nhất từ cuối năm 2021, trong đó có nhiên liệu. Đất nước này đã vỡ nợ với khoản nợ nước ngoài 51 tỷ USD vào tháng 4 và đang đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế để xin một gói cứu trợ.

Khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng, người dân Sri Lanka lại xuống đường biểu tình đòi chính phủ bảo đảm các nhu cầu thiết yếu nhất cho họ. Trung tuần tháng 6-2022, biểu tình đã biến thành bạo loạn với việc cảnh sát bắn vào đám đông biểu tình, còn người biểu tình thì dùng các loại gạch đá, chai lọ ném trả.

Khủng hoảng kinh tế ở Sri Lanka bắt nguồn từ những sai lầm trong chính sách điều hành đất nước của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và em trai ông là cựu Thủ tướng Mahinda Rajapaksa. Những quyết định sai lầm đó của hai anh em nhà Rajapaksa đã bắt đầu xuất hiện ngay từ khi lên nắm quyền, như việc xóa bỏ chính sách thắt lưng buộc bụng, cắt giảm thuế xuống còn 8% GDP, việc in tiền số lượng lớn dẫn đến lạm phát tăng phi mã, rồi việc từ chối tái cơ cấu nợ nước ngoài và tiêu xài hết sạch dự trữ ngoại hối khiến cho đất nước trở thành con nợ lớn.

Đó chính là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến đất nước Sri Lanka khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Giá cả các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, điện,… đều tăng cao chóng mặt. Nhiên liệu đang trở nên khan hiếm khiến người dân phải xếp hàng dài chờ đổ xăng.

Điện cắt  đến 8 tiếng mỗi ngày gây khó khăn cho sinh hoạt và làm ngưng trệ nhiều hoạt động trong xã hội, như thi cử phải tạm hoãn, còn báo in thì tạm dừng phát hành vì không còn khả năng mua giấy in do giá đội quá cao,…

Khủng hoảng đã ảnh hưởng đến tất cả mọi ngóc ngách, mọi gia đình Sri Lanka. Nhiều người dân Sri Lanka không thể tiếp tục mưu sinh vì giá thuê trang thiết bị, giá đầu vào quá cao. Thất nghiệp, mất việc làm khiến cho nhiều hộ gia đình lâm vào cảnh thiếu đói,…

Từ khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến khủng hoảng chính trị. Trước sức ép khủng khiếp của làn sóng biểu tình phản đối, toàn bộ nội các chính phủ Sri Lanka đều đã từ chức vào đầu tháng 4. Bên cạnh đó là hơn 40 chính khách đã rời bỏ đảng cầm quyền của ông Gotabaya Rajapaksa và đưa ra lời cảnh báo về việc sẽ có đổ máu, đồng thời kêu gọi ông Gotabaya Rajapaksa từ chức. Tuy nhiên, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa cương quyết không có ý định từ chức và bác bỏ mọi lời chỉ trích. Chỉ có em trai ông Mahinda Rajapaksa là người phải hy sinh thay ông.

An Châu (Tổng hợp)

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tống đạt các Quyết định và bắt tạm giam đối với Đặng Tùng Lâm (SN 1989, HKTT tại Tổ 10, phường Quyết Thắng, TP Sơn La; nơi ở: đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tối 20/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Huỳnh Hồng Danh (SN 1993, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; Nguyễn Tiện (SN 1996, trú xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và Tô Văn Thanh (SN 1987, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei phê chuẩn Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber làm quyền Tổng thống Iran, sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi qua đời vì tai nạn trực thăng.

Khi Thanh tra vào cuộc xác minh kiến nghị của người dân mới phát hiện một khu đất công bị biến thành đất tư, quá trình lập thủ tục đăng ký, xét duyệt, thẩm định và đề nghị cấp "sổ đỏ" có dấu hiệu tội phạm. Sau đó cơ quan điều tra đã đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội nên hai cán bộ lãnh đạo phường cùng hai đồng phạm vào vòng tố tụng hình sự.

Sau năm ngày xét xử sơ thẩm nhóm tội phạm trong đường dây “rửa tiền” xuyên quốc gia cho các app đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giao dịch rút tiền mặt mỗi ngày từ 20 đến 150 tỷ đồng, chiều 20/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với nhóm tội phạm này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文