Taliban: Sau chiến sự là bài toán chính trị

10:18 06/09/2021

Việc quân đội nước ngoài rút hết khỏi Afghanistan ngày 31-8 đánh dấu chiến thắng của phong trào Taliban sau hàng thập niên chiến tranh. Tuy nhiên, để duy trì quyền lực, Taliban sẽ phải đối mặt với 2 thách thức quan trọng: Một mặt, phải nhận được sự ủng hộ của người dân, vượt qua sự phản kháng về sắc tộc và tôn giáo, mặt khác là phục hồi nền kinh tế nhờ vô số tài nguyên của đất nước.

Tối 31-8, tại sân bay Kabul, tiếng động ầm ì của các máy bay quân sự cuối cùng của Mỹ và liên quân vừa dứt, những loạt đạn đủ loại của Taliban ăn mừng thi nhau xé nát màn đêm. Sáng tinh mơ ngày 1-9, các nhóm quân Hồi giáo lần đầu tiên khám phá bên trong sân bay quân sự, chụp hình kỷ niệm trước những chiếc Humvee hay trực thăng Mỹ. Cùng lúc tại Kabul, những lá cờ Taliban phấp phới bay trên các tòa đại sứ, cửa hàng, các ngã tư..., các chiến binh có mặt khắp nơi, đôi khi tỏ ra thô bạo. Mỹ đã chính thức rút khỏi Afghanistan sau 20 năm.

Taliban: Sau chiến sự là bài toán chính trị -0
Lực lượng Mỹ thu cờ rút khỏi Afghanistan sau gần 20 năm tham chiến.

Để tìm được tính chính thống trên trường quốc tế, theo phát biểu ngày 31-8 của người phát ngôn Zabiullah Mudjahed, Taliban mong là Mỹ sẽ mở lại đại sứ quán ở Kabul và cũng muốn có quan hệ thương mại với Washington. Không chỉ kêu gọi Mỹ, Taliban cũng kêu gọi đại sứ quán các nước khác hoạt động trở lại với hy vọng được quốc tế ủng hộ và công nhận rộng rãi hơn. Một thành viên của Ủy ban Văn hóa Afghanistan phát biểu: “Thế giới nên công nhận Chính phủ Afghanistan và hợp tác với chúng tôi để tái thiết và đầu tư”. Trước khi Taliban chiếm thủ đô ngày 15-8, có 36 nước có đại diện ngoại giao ở Kabul. Trong thời gian cầm quyền ở Afghanistan từ 1996 đến 2001, Taliban chỉ được 3 nước công nhận: Saudi Arabia, Pakistan và Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất.

Ngoài việc tránh bị cô lập trên trường quốc tế, chính quyền Taliban còn phải đối mặt với 4 thách thức khác: mất niềm tin, đặc biệt là ở phụ nữ và người dân thành thị có học thức; khủng hoảng nhân đạo và kinh tế; chảy máu chất xám và mối đe dọa khủng bố. Qatar, nước đóng vai trò trung gian cho tiến trình hòa bình ở Afghanistan đã kêu gọi lực lượng Taliban cam kết và hợp tác chống khủng bố. Trong buổi họp báo chung ngày 31-8 với đồng nhiệm Đức Heiko Maas ở Doha, Ngoại trưởng Qatar Al Thani cho biết Qatar sẽ tiếp tục mở các kênh liên lạc với các bên ở Afghanistan và hy vọng đạt được một đồng thuận quốc gia để thành lập chính phủ bao gồm tất cả các bên.

Để ổn định tình hình trước mắt, Taliban nhanh chóng chuẩn bị thành lập một chính phủ mới ở Afghanistan. Tuy nhiên, những gương mặt lãnh đạo của Taliban đến lúc này hầu hết vẫn trong vòng bí ẩn, cho dù phong trào này đã từng cầm quyền ở Afghanistan từ 1996 đến 2001. Hiện người ta chỉ có thể biết đến một vài gương mặt lãnh đạo chủ chốt của Taliban. Nhân vật đầu tiên là Hibatullah Akhundzada, vẫn được nhắc đến như là thủ lĩnh tối cao của phong trào nhưng cho đến giờ vẫn chưa một lần xuất hiện trước công chúng. Giáo sĩ chuyên về các vấn đề pháp lý và tôn giáo này chỉ thực sự được biết đến từ năm 2016 là thủ lĩnh của phong trào Hồi giáo này. Akhundzada được chỉ định đứng đầu Taliban sau khi người tiền nhiệm Mansour bị máy bay không người lái của Mỹ oanh kích tiêu diệt tại Pakistan.

Người ta vẫn còn biết rất ít về vai trò thường nhật của Hibatullah Akhundzada. Ông chỉ được nhắc đến trong những lần hiếm hoi ra thông điệp nhân các dịp lễ của Hồi giáo. Nhiều nhà phân tích cho rằng nhân vật này đóng vai trò biểu tượng nhiều hơn là thực quyền. Taliban chỉ một lần duy nhất phổ biến hình ảnh của ông. Ngoài ra, ông ta chưa hề xuất hiện trước công chúng. Sau khi giành chính quyền ở Afghanistan ngày 15-8, Taliban vẫn giữ tuyệt đối kín về các hoạt động cũng như di chuyển của vị thủ lĩnh này. Ngày 30-8, Taliban cho biết Akhundzada từ đầu vẫn sống ở Kandahar và sẽ sớm xuất hiện công khai.

Phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid dẫn đầu một nhóm quan chức tại sân bay Kabul, ngày 31-8.

Một nhân vật vẫn được cho là thủ lĩnh số 2 của Taliban là giáo sĩ Baradar. Được biết đến như là người cùng với Omar sáng lập ra phong trào Taliban từ trong cuộc nội chiến đầu những năm 1990 đẩy đất nước Afghanistan chìm trong máu lửa. Năm 2001, sau khi chế độ Taliban bị sụp đổ, Baradar đã tham gia một nhóm nhỏ quân nổi dậy, sẵn sàng ký thỏa thuận thừa nhận chính quyền mới ở Kabul nhưng Mỹ khi đó bác bỏ để xuất này. Là chỉ huy quân sự của Taliban, Baradar từng bị bắt ở Karachi, Pakistan, rồi sau đó được trả tự do năm 2018 dưới sức ép của Washington. Có uy tín trong phong trào, ông được chỉ định lãnh đạo bộ chỉ huy đầu tàu, đặt tại Doha. Đây có lẽ là nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong các lãnh đạo Taliban. Nhân vật này là người tham gia hầu hết các hoạt động đối ngoại của Taliban: thương lượng với Mỹ về việc rút quân đội nước ngoài khỏi Afghanistan, các cuộc đàm phán hòa bình với Chính phủ Afghanistan, dẫn đầu các đoàn Taliban tiếp xúc với đại diện các nước như Trung Quốc.

Một nhân vật quan trọng khác của Taliban là Sirajuddin Haqqani, lãnh đạo mạng lưới Haqqani. Mạng lưới Haqqani là do cha ông này lập ra nên đã bị Mỹ xếp vào danh sách khủng bố và luôn được quân đội Mỹ, NATO ở Afghanistan coi là nhóm chiến binh nguy hiểm nhất. Nhân vật này có thể có ảnh hưởng rất lớn lên các quyết định của phong trào này. Một nhân vật khác cũng thuộc diện cha truyền con nối của Taliban là giáo sĩ Yaqoub, con trai của giáo sĩ Omar. Nhân vật này là lãnh đạo Ủy ban Quân sự đầy quyền lực của Taliban, quyết định các đường hướng chiến lược trong cuộc chiến chống Chính phủ Afghanistan trước đây. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc chỉ định ông này đứng đầu Ủy ban Quân sự hồi 2020 có thể chỉ là mang tính tượng trưng.

Theo Laurel Miller, lãnh đạo chương trình châu Á của cơ quan tư vấn International Crisis Group, bây giờ là thời điểm mấu chốt cho Taliban chứng minh họ có khả năng lãnh đạo đất nước. Phong trào Taliban tập hợp rất nhiều phân nhánh có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau của Afghanistan. Sau 20 năm chỉ lo giao chiến, giờ là lúc Taliban phải tính tới chuyện tổ chức nội bộ sao cho cân bằng được lợi ích, xu hướng của các nhóm.

Ngoài các nhà lãnh đạo của Taliban, một số nhà lãnh đạo của Chính phủ Afghanistan cũ cũng sẽ tham gia vào ban lãnh đạo mới, mục đích là để tạo thành một nhóm đại diện của người dân Afghanistan.

Thúc đẩy đoàn kết dân tộc là một thách thức to lớn đối với những chủ nhân mới của một đất nước có vô số các nhóm sắc tộc đối địch với nhau, với ngôn ngữ và tôn giáo khác biệt. Để đạt được điều này, Taliban sẽ phải thành công trong việc phát triển các lợi thế khổng lồ của đất nước: tài nguyên, khoáng sản có doanh thu ước tính từ 1 đến 3 nghìn tỷ USD và cả những lợi thế khác về địa lý, chiến lược, nhất là về vận chuyển nguyên liệu thô.

Mộc Thạch (Tổng hợp)

Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện hàng loạt các nhãn hàng hóa giả mạo, kém chất lượng được đưa ra thị trường. Nhiều người dân bị “lừa” bởi  họ thiếu cơ sở để truy xuất nguồn gốc cũng như nguồn thông tin để tự kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Cảng cá Cửa Việt, như một bến hẹn thầm lặng giữa trùng khơi và đất liền, vào mùa vụ cá Nam – một mùa vụ rất quan trọng với ngư dân Quảng Trị, không lúc nào ngớt tiếng máy tàu, tiếng khàn khàn của bộ đàm và cả tiếng rao của những bạn thuyền gọi nhau tiếp đá, đổ dầu, mang lương thực.

Ngày 9/7, Nhà hát Kịch Việt Nam chính thức khởi dựng 2 kịch ngắn nói về tình yêu bao la của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam, bao gồm: “Chuyện nhà chị Tín”, “Miền Nam trong trái tim Bác”. Đây là các tác phẩm nằm trong chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” – chương trình chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/2025).

Truyền thông Ấn Độ hôm 9/7 dẫn thông tin từ cảnh sát bang Bihar, miền Đông nước này, cho biết 5 thành viên trong một gia đình gồm hai vợ chồng, hai con và người bà, đã bị giết hại dã man tại nhà riêng sau khi bị hàng xóm nghi ngờ là phù thủy gây ra bệnh tật và tai ương cho những người trong làng.

Qua công tác thanh, kiểm tra, Sở Y tế Hà Nội phát hiện 70% điểm bán thức ăn đường phố khó truy xuất nguồn gốc, 68 bếp ăn tập thể vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Thời gian tới, Hà Nội sẽ thí điểm tổ chức suất ăn sẵn cho học sinh bán trú nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình chế biến và giảm các khâu trung gian.

Việc ngành Thể thao Việt Nam vừa công bố hợp tác triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong huấn luyện tại bốn môn trọng điểm là bắn súng, bắn cung, taekwondo, boxing được kỳ vọng sẽ tạo nên đột phá, từ đó áp dụng thêm ở các môn khác.

Quá trình thanh tra phát hiện việc đấu giá 21 lô đất tại huyện Long Hồ (cũ), nay là phường Thanh Đức (tỉnh Vĩnh Long) đã để xảy ra sai phạm, thiếu sót và làm hạn chế cá nhân tham gia đấu giá, ảnh hưởng đến nhà đầu tư trong thực hiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án nhà ở.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.