Thái Lan gác kế hoạch mua tàu ngầm Trung Quốc

09:12 13/11/2023

Năm 2017, Thái Lan ký thỏa thuận mua chiếc tàu ngầm đầu tiên của Trung Quốc với giá 13,5 tỉ baht (hơn 408 triệu USD) và còn tính mua thêm hai tàu ngầm trị giá 22,5 tỉ baht (hơn 622 triệu USD). Thái Lan mua tàu ngầm mục đích để bảo vệ vịnh Thái Lan và phục vụ lợi ích ở biển xa.

Còn đối với Trung Quốc, đây được coi là bước tiến quan trọng trong kế hoạch xuất khẩu quốc phòng của nước này. Tuy nhiên, thương vụ đến nay rơi vào bế tắc bởi nhà sản xuất không thể mua được động cơ diesel của Đức để trang bị cho tàu ngầm.

Không thể có được động cơ của Đức

Thái Lan quyết tâm triển khai chương trình tăng cường năng lực cho lực lượng hải quân thông qua đưa vào sử dụng tác chiến 3 tàu ngầm vào năm 2026. Một khoản ngân sách 440 triệu USD đã được thông qua vào tháng 1/2017 để mua tàu ngầm đầu tiên trong số 3 chiếc tàu ngầm tiến công thông thường lớp Yuan S26T. Chiếc tàu ngầm này nặng 2.550 tấn, dài 77,7m, vận tốc tối đa 18 hải lý/giờ và có thể hoạt động trên biển liên tục 65 ngày khi sử dụng kết hợp hệ thống diesel-điện. Tàu ngầm Type S26T có 6 ống phóng ngư lôi 533mm và được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.

Mô hình tàu ngầm Type-039A, nền tảng để Trung Quốc phát triển dòng S26T cho Thái Lan

Kế hoạch mua sắm tàu ngầm Trung Quốc của Chính phủ Thái Lan gặp khó sau khi Đức từ chối cung cấp động cơ để vận hành tàu ngầm này. Công ty đóng tàu quốc tế Trung Quốc (CSOC) đảm nhận chế tạo tàu ngầm cho Hải quân Thái Lan, đã lựa chọn sử dụng động cơ diesel do công ty MTU Friedrichshafen GmbH của Đức sản xuất. Tuy nhiên, Đức đã chính thức từ chối chuyển giao động cơ cho Trung Quốc theo tinh thần lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu vũ khí của Liên minh châu Âu (EU) sang Trung Quốc được đề ra từ năm 1989. Thực tế này đã tạo ra tình huống khó khăn cho Trung Quốc. Chiếc đầu tiên trong số ba tàu ngầm điện-diesel Type S26T với động cơ MTU do Đức sản xuất mà Thái Lan đặt hàng mua của Trung Quốc dự kiến bàn giao vào năm 2024.

Tùy viên quốc phòng Đức tại Thái Lan Philipp Doert cho biết Berlin từ chối xuất khẩu động cơ MTU vì nó sẽ được sử dụng trong sản phẩm quân sự của Bắc Kinh. Quan chức này nói: "Trung Quốc không liên lạc hay tham vấn Đức trước khi ký hợp đồng với Thái Lan, trong đó có điều khoản lắp đặt động cơ MTU của Đức".

Theo ông Ian Storey, chuyên gia tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cả Thái Lan và Trung Quốc đều rất muốn tiếp tục hợp đồng. Đến Myanmar hiện nay cũng sở hữu 2 tàu ngầm. Thái Lan không muốn tiếp tục đi sau các quốc gia Đông Nam Á. Đối với Trung Quốc, Bắc Kinh muốn thỏa thuận được tiếp tục để thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng trong tham vọng xuất khẩu vũ khí ở châu Á.

Tuy nhiên, trong chuyến thăm trụ sở Hải quân Hoàng gia Thái Lan mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Sutin Klungsang cho biết “nước này không từ bỏ thỏa thuận mua tàu ngầm với Trung Quốc mà chỉ tạm thời gác lại và sẽ được tiếp tục khi đất nước sẵn sàng”.

Thuyết phục sử dụng động cơ nội địa

Để ngăn thỏa thuận sụp đổ, Bắc Kinh đã đề nghị cung cấp một động cơ thay thế trong nước, CHD620 của nhà sản xuất tàu ngầm quốc doanh Trung Quốc được MTU của Đức chứng nhận. Một số cuộc đàm phán cam go diễn ra sau đó, trong đó các đại biểu Trung Quốc không ngừng thúc đẩy sử dụng động cơ của họ.

Thái Lan đã từ chối động cơ tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất, rõ ràng là do lo ngại về chất lượng. Hải quân Hoàng gia Thái Lan cũng tuyên bố rằng Trung Quốc phải tuân thủ các điều khoản ban đầu của hợp đồng và cảm thấy điều này là không thể thương lượng.

Mặc dù thương vụ mua tàu ngầm đã rơi vào bế tắc trong vài năm qua bất chấp các nỗ lực vận động hành lang và những đảm bảo mạnh mẽ của Bắc Kinh với chính quyền quân sự Thái Lan, nhưng thông báo gần đây có thể gây bất ngờ vì Thái Lan ám chỉ rằng nước này có thể tiếp tục mua tàu ngầm với động cơ do Trung Quốc phát triển vào đầu năm nay.

Vào tháng 6/2023, khi không thấy có dấu hiệu nào thay đổi từ Đức, chính phủ Thái Lan quay sang xem xét đề nghị của Trung Quốc cung cấp động cơ nội địa. Vào thời điểm đó, một số nguồn tin giấu tên tiết lộ rằng Thái Lan đang tiếp cận Pakistan để tìm hiểu thông tin về chất lượng của hạm đội tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất và trang bị động cơ.

Để giải quyết vấn đề này, Hải quân Thái Lan đã đề xuất và được Chính phủ chấp nhận phương án mua tàu khu trục trị giá 17 tỷ baht từ Trung Quốc (khoảng 472 triệu USD), đắt hơn so với hợp đồng mua tàu ngầm. Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan khẳng định quyết định mua tàu khu trục không có nghĩa hợp đồng mua sắm tàu ngầm sẽ bị hủy bỏ. Chính phủ Thái Lan sẽ thúc đẩy triển khai hợp đồng mua tàu ngầm từ Trung Quốc vào một thời điểm phù hợp khác.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh và dự Diễn đàn Vành đai và Con Đường (BRI) vào trung tuần tháng 10, Thủ tướng Srettha Thavisin đã thảo luận vấn đề mua tàu khu trục thay vì tàu ngầm với phía Trung Quốc và nước này đã đồng ý sẽ xem xét đề xuất của Thái Lan.

Sơn Hà (Tổng hợp)

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Nguyễn Văn Hồi cho biết, vụ việc ở Mái ấm Hoa hồng có vấn đề liên quan đến công tác quản lý chưa chắc. Ngay việc hoạt động vượt công suất trên 100% nhưng thanh tra, kiểm tra chưa xử lý được. Đây có vấn đề liên quan đến buông lỏng quản lý.

Trước khi bão số 3 tiến vào Hà Nội, đã có rất nhiều nghĩa cử từ những người dân dành cho nhau trong lúc khó khăn. Đoàn xe ô tô chắn gió cho xe máy trên cầu hay những thông tin chia sẻ nhà ở tránh trú bão là những tình cảm ấp áp đang gây xúc động trên mạng xã hội.

Hàng chục hộ dân đang sống trong các ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ trước bão đã được các quận ở Hà Nội di dời đến nơi an toàn, trong đó có 14 hộ dân tại chung cư P16A (phường Thuỵ Khuê) và 3 hộ với 11 nhân khẩu ra khỏi nhà G6A Thành Công (chung cư nguy hiểm cấp độ D). 

Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3 (Yagi), thực hiện Điện số 03 của Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh Hà Nam, Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động rà soát số lượng nhà không an toàn, đồng thời huy động lực lượng vận động, hỗ trợ nhân dân di rời đến nơi tránh, trú bão an toàn.

Hiện nay, trên mạng xã hội đã xuất hiện những thông tin thất thiệt, không có cơ sở về hướng di chuyển của bão số 3 trên một diễn đàn với 35.400 thành viên. Rất nhiều người đã chia sẻ, coppy, đăng tải lại thông tin không đúng này.

Ngày 7/9, Công an Hà Nội cho biết, để chủ động, kịp thời ứng phó với bão số 3 Yagi, Phòng CSGT yêu cầu các đơn vị sẵn sàng các phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. CSGT sẽ tạm cấm người tham gia giao thông di chuyển vào khu vực nguy hiểm, ngập sâu, cây xanh đổ, huy động lực lượng phân luồng giao thông khi bão số 3 đổ bộ.

Để chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra úng ngập cục bộ, cây đổ cành gẫy do bão số 3 gây ra, Sở Xây dựng yêu cầu các Công ty TNHH MTV: Thoát nước Hà Nội, Công viên cây xanh Hà Nội, Nước sạch Hà Nội, Chiếu sáng và Thiết bị đô thị tập trung ứng trực 100% nhân lực, thiết bị phục vụ phòng chống bão.

Ngày 7/9, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong thực hiện dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2016 - 2020.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文