Ukraina: Cơ hội cứu vãn hòa bình

16:55 16/12/2014
Từ chỗ từ chối đàm phán đến nhờ trung gian hòa giải và nay là đàm phán trực tiếp, dư luận thế giới đang hy vọng tiến trình hòa giải giữa các phe phái ở Ukraina đang đi vào thực chất và mở ra cơ hội hòa bình lâu dài cho quốc gia này.

Ngày 9/12, Chính phủ Kiev lần đầu tiên đàm phán trực tiếp với đại diện phe ly khai ở miền Đông nước này. Đây là nỗ lực mới nhất của Nga nhằm tái lập hòa bình cho miền Đông Ukraina. Ngày 8/12, Cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Vladimir Putin, ông Yuri Ushakov, nói rằng cuộc đàm phán ở Minsk, Belarus, bao gồm các đại diện của Kiev, Moskva, nhóm ly khai ở đông Ukraina và đại diện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Chính nhóm này đã từng ký một thỏa thuận ngừng bắn cho miền Đông Ukraina vào ngày 5/9 cũng tại Minsk. Tuy nhiên, thỏa thuận này thường xuyên bị vi phạm và chiến sự vẫn diễn ra ác liệt ở miền Đông Ukraina.

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande với những cử chỉ mang tính hòa dịu.

Tại cuộc hội đàm Minsk vào các ngày 5 và 19/9/2014, các bên đã quyết định chấm dứt đối đầu vũ trang và lập ra khu phi quân sự dài 30 km. Văn bản thỏa thuận đã được OSCE và Liên Hiệp Quốc thông qua. Nhưng trong thực tế, Kiev sử dụng ngừng chiến sự để tập hợp lực lượng, bổ sung nhân sự và vũ khí. Kết quả là các lãnh thổ mà lực lượng ly khai kiểm soát lại tiếp tục bị bắn phá. Bản tin chiến sự mỗi ngày cho thấy tại Donbass có nhiều dân thường bị thiệt mạng.

Ngày 9/12, qua trung gian OSCE và Moskva, Kiev và Donbass sẽ một lần nữa thỏa thuận về các bước giải quyết xung đột một cách hòa bình. Các bên sẽ thỏa thuận về lịch rút thiết bị quân sự hạng nặng ra khỏi nơi có thể xâm phạm lãnh thổ đối phương. Các bên vẫn còn có nhiều điểm cần bàn bạc thống nhất với nhau. Ví dụ, khi mùa đông bắt đầu, Ukraina sẽ rất cần than của vùng Donbass. Và những cư dân Donbass có tài khoản ngân hàng bị Kiev đóng băng, cần được quyền tự do định đoạt tiền của họ. Nhưng điều chính yếu là tất cả mọi người đều rất cần một bảo đảm hòa bình và an ninh.

Hãng tin RIA Novosti của Nga cho hay, đại diện phe ly khai từ nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, Denis Pushilin, hôm 8/12 nói rằng chương trình nghị sự bao gồm một thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt điều mà ông gọi là sự "phong tỏa" của Chính phủ Kiev ở các vùng do phe ly khai kiểm soát ở miền Đông Ukraina, và cho phép luật "quy chế đặc biệt" áp dụng cho khu vực này bắt đầu có hiệu lực. Trước đó, Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko nói rằng, "một thỏa thuận sơ bộ" đã đạt được để nhóm liên lạc gặp nhau tại Minsk.

Cụ thể, ngày 4/12, Phủ Tổng thống Ukraina và phe ly khai thông báo đạt được thỏa thuận ngừng bắn toàn bộ ở miền Đông, kể từ ngày 9/12. Phủ Tổng thống Ukraina ra thông cáo cho biết: Ngày yên bình sẽ bắt đầu từ 9/12/2014 và nếu thỏa thuận được thực hiện, việc rút vũ khí hạng nặng trong vòng 30 ngày (ra khỏi vùng chiến sự) sẽ bắt đầu từ ngày 10/12.

Như vậy, chính quyền Kiev đã thừa nhận rằng, nếu không có cuộc đàm phán trực tiếp với đại diện vùng  Donbass thì sẽ không giải quyết được xung đột. Không phải châu Âu, không phải Mỹ và cũng chẳng phải Nga, mà chính là Kiev và phe ly khai phải thống nhất với nhau về tương lai. Vì vậy, để thỏa thuận, các chính trị gia Kiev, trong đó có Thủ tướng Yatsenyuk đã chọn Minsk, chứ không phải Geneva. Các nhà quan sát cho rằng, Minsk được chọn vì đại diện các nước cộng hòa tự xưng sẽ tham gia bình đẳng. Tại Geneva, có thể sẽ không có họ, nhưng sẽ có Mỹ. Đây rõ ràng là một động thái mang ý nghĩa thực tiễn rất cao. Thực tế là dù muốn hay không muốn, Kiev sẽ phải nói chuyện và đàm phán với lãnh đạo các nước cộng hòa tự xưng.

Đàm phán tại Minsk ngày 28/8 giữa Nga và Ukraina với sự điều phối trung gian của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Có thể thấy, tất cả mọi thứ chuẩn bị cho một thỏa thuận mới củng cố thỏa ước Minsk đã có sẵn. Vấn đề còn lại là ý chí chính trị của các bên để thực hiện những gì đạt được trên giấy từ 3 tháng trước. Hy vọng rằng sau cuộc đàm phán ngày 9/12, cuối cùng thỏa thuận ngừng bắn thật sự sẽ được ký kết.

Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới ngày 8/12, Tổng thống Poroshenko bày tỏ sự "sự lạc quan dè dặt" trước thỏa thuận này. Trong khi đó, Tổng thống của nước Cộng hòa tự xưng Lugansk thì dè dặt hơn, cho biết đó chỉ là “thỏa thuận miệng” và chưa có một văn bản nào được ký theo nội dung này. Giao tranh vẫn tiếp diễn ở miền Đông Ukraina trong ngày 7/12, làm 8 dân thường và 2 binh sĩ thiệt mạng. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, các cuộc xung đột ở khu vực bất ổn này trong 8 tháng qua đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.300 người và làm gần 1.000.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Trên bình diện ngoại giao quốc tế, tín hiệu hòa dịu cũng được nhận thấy sau khi Pháp đứng ra thay Đức làm trung gian hòa giải với Nga xung quanh vấn đề Ukraina. Sau cuộc gặp chớp nhoáng với Tổng thống Nga V.Putin tại sân bay Moskva ngày 6/12, Tổng thống Pháp Hollande bày tỏ tin tưởng rằng cuộc đàm phán sẽ đem lại kết quả trong thời gian sớm nhất. Ông Hollande cho rằng, cuộc gặp diễn ra "đúng thời điểm" và trong hoàn cảnh thuận lợi. Sự hòa dịu còn được thể hiện trong vụ tranh chấp Mistral giữa Pháp và Nga. Ngày 8-12, trả lời phỏng vấn báo giới, cố vấn chính sách đối ngoại của Điện Kremlin Yuri Ushakov cho biết, Nga sẵn sàng tiếp nhận một trong hai phương án giải quyết.

“Nga có thể chấp nhận một trong hai phương án là lấy lại tiền hoặc Pháp phải bàn giao tàu chiến đúng theo hợp đồng đã ký. Số tiền mà Moskva đã bỏ ra sẽ phải được thu hồi lại”- ông Ushakov khẳng định. Đây là lần đầu tiên một quan chức Điện Kremli thông báo quan điểm chấp thuận nhận tiền đền bù của Pháp. Trước đó, Nga có ý định kiện Pháp nếu như không bàn giao tàu chiến Mistral theo hợp đồng. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov nói: "Mọi thứ đã được ghi rõ trong hợp đồng. Chúng tôi sẽ hành động phù hợp với nội dung trong đó như những người văn minh". Ông Borisov còn cảnh báo rằng nếu cuối cùng Pháp vẫn từ chối chuyển giao tàu, Nga "sẽ đệ đơn ra tòa án và áp đặt mức phạt tương ứng".

Nay những căng thẳng ấy đã được làm dịu nhưng cũng phải chờ xem những tiến bộ thực sự giữa Nga và phương Tây sẽ đạt được đến đâu sau cuộc gặp tại Minsk ngày 9/12 giữa Chính phủ Kiev và phe ly khai miền Đông Ukraina.

Mộc Thạch (tổng hợp)

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã may mắn thoát chết và hiện đã vượt qua cơn nguy kịch sau khi bị một thành phần chính trị đối lập bắn 4 phát đạn vào vùng bụng hôm 15/5. Châu Âu bị một phen chấn động bởi vụ ám sát chính trị hiếm hoi xảy ra giữa những căng thẳng chính trị, ngoại giao xung quanh cuộc chiến tại Ukraine.

Nhiều công trình, dự án trên địa bàn Thủ đô đang được triển khai nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tình trạng xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Tối 18/5, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) đã tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở đến các đơn vị thi công, doanh nghiệp kinh doanh vận tải và đội ngũ lái xe bảo đảm TTATGT.

Một nhóm 9 du khách, thanh thiếu niên khi vui chơi, tắm biển tại bãi biển Đà Nẵng đã gặp sự cố đuối nước. Mặc dù lực lượng cứu hộ cứu nạn bãi biển tích cực ứng cứu, nhưng do sóng to, khu vực tắm có biển báo cấm tắm nguy hiểm nên trong số 8 du khách đưa vào bờ, có 2 du khách đã tử vong, 1 nạn nhân mất tích.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (nay là học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh) đã triển khai được 18 năm (từ 2006). Đó là quãng thời gian đủ dài để đánh giá về hiệu lực, hiệu quả trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội.

Hơn 1 tháng sau khi giải vô địch các câu lạc bộ Pencak Silat Quốc gia 2024 khép lại, tranh cãi một lần nữa nổi lên. Lần này, câu chuyện xoay quanh một VĐV bị đơn vị chủ quản cũ cấm thi đấu, nhưng vẫn đầu quân cho một địa phương khác và lên ngôi vô địch.

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), trong những ngày gần đây, các học giả, các hãng truyền thông quốc tế đã đăng tải nhiều bài viết ca ngợi cuộc đời nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文