Vì sao Nhật Bản thay thế tàu khu trục lớp Mogami?

06:54 29/05/2023

Tháng 3/2023, Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần (ATLA) của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã ký các hợp đồng riêng với Mitsubishi Heavy Industries (MHI) và Japan Maritime United (JMU) để bắt đầu chế tạo tàu khu trục kế nhiệm lớp Mogami, trong bối cảnh lớp tàu này được cho là đã không còn khả năng đối phó các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực.

Thông tin trên được trang tin Naval News đưa ra với lưu ý rằng MHI đã được trao hợp đồng trị giá 15,4 triệu Yen, trong khi JMU giành được hợp đồng trị giá 14,96 triệu Yen để tiến hành nghiên cứu tàu khu trục nhỏ trong tương lai, với thời hạn chót cho các thiết kế được đề xuất là ngày 31/8 năm nay. Một trong 2 công ty này sẽ được chọn làm nhà thầu xây dựng tàu khu trục lớp mới, dự kiến bắt đầu công trình từ năm tài chính tiếp theo.

Mogami - “Cuộc cách mạng” của lực lượng phòng vệ biển

Tàu khu trục lớp Mogami là lớp tàu tàng hình đa năng của Nhật Bản, với 2 tàu đầu tiên được đóng vào năm 2019 và đưa vào hoạt động năm 2022. Những khinh hạm tàng hình này được Nhật Bản dự kiến thay thế các tàu khu trục lớp Asagiri cũng như các tàu lớp Abukuma vẫn đang hoạt động nhưng đã cũ. Vào năm 2021, một thỏa thuận đã được ký kết với Indonesia để xuất khẩu 8 tàu loại này sang Indonesia. Theo kế hoạch, 4 tàu sẽ được đóng ở Nhật Bản và 4 chiếc khác ở Indonesia.

Vì sao Nhật Bản thay thế tàu khu trục lớp Mogami? -0
Tàu khu trục lớp Mogami sẽ sớm bị ngừng sản xuất.

Các tàu khu trục nhỏ này của Nhật Bản có một số đặc điểm thiết kế để giảm tiết diện radar và tiếng ồn. Một số nguồn tin cho biết nhóm thiết kế tàu đã xem xét các bài học rút ra từ máy bay chiến đấu tàng hình đa năng Mitsubishi F-3, cũng do Mitsubishi Heavy Industries chế tạo.

Tàu khu trục lớp Mogami được chế tạo để cải thiện năng lực của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) trong hoạt động tuần tra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng lớn của họ, củng cố thế trận răn đe và ứng phó với các tình huống khác nhau, cũng như cung cấp các năng lực đa nhiệm. Trong một bài báo đăng hồi tháng 3 vừa qua, tờ Japan Times lưu ý rằng tàu khu trục lớp Mogami rất khó bị radar phát hiện do cấu tạo thân tàu tàng hình và có thể thực hiện đa nhiệm như cảnh báo và giám sát, phòng không, chống tàu nổi, chống tàu ngầm và quét mìn (thủy lôi). Cụ thể, trang tin quốc phòng Meta Defense cho biết tàu lớp này có khả năng chống ngầm đáng kể, bởi nó sở hữu thiết bị phát hiện tàu ngầm ở thân tàu, định vị được tàu ngầm ở nhiều độ sâu khác nhau, máy bay trực thăng hải quân SH-60L và ngư lôi Type 12. Đặc biệt, nó được thiết kế để có kinh phí chế tạo rẻ hơn mà lại chỉ cần ít hơn một nửa nhân lực cần thiết để vận hành so với các tàu khu trục lớn.

Lớp Mogami là một cuộc cách mạng đối với JMSDF, vì lực lượng này có lịch sử lâu đời là lựa chọn các tàu khu trục lớn làm lực lượng chiến đấu chính thay vì các tàu khu trục nhỏ. Giống như nhiều quốc gia phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản đang phải đối mặt với những lo ngại nghiêm trọng về tình trạng già hóa nhanh chóng, tỷ lệ sinh rất thấp và gặp khó khăn trong việc biên chế lực lượng vũ trang do nguồn nhân lực sẵn có ngày càng thu hẹp.

Lớp Mogami đã giải quyết được tình trạng thiếu nhân lực, với quy mô thủy thủ đoàn chỉ 90 người, ít hơn một nửa so với số lượng 220 người cần thiết cho tàu khu trục lớp Asagiri.

Một giải pháp khác mà JMSDF đang hướng tới là sử dụng các phương tiện không người lái, tự động hóa nhiều hơn trên các thiết bị mới như thiết bị nổi không người lái (USV) và thiết bị ngầm không người lái (UUV). Theo một bài báo đăng hồi tháng 4/2022 trên tờ The Diplomat, tàu khu trục lớp Mogami được trang bị các UUV và USV đầu tiên trên tàu khu trục nhỏ của Nhật Bản.

Không đủ năng lực trong bối cảnh mới?

Ban đầu, Nhật Bản có kế hoạch đến năm 2032 sẽ đóng tổng cộng 22 tàu khu trục lớp Mogami, với tốc độ sản xuất 2 tàu mỗi năm. Tuy nhiên, các quan chức của JMSDF cho biết họ đã quyết định hiện chỉ bổ sung tổng cộng 12 khinh hạm lớp Mogami cho đến năm tài chính 2023, đồng thời lên kế hoạch chế tạo một lớp khinh hạm tàng hình đa nhiệm lớp mới từ năm tài chính 2024.

Với những tính năng đa nhiệm như kể trên, việc Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định sớm ngừng sản xuất lớp Mogami để chuyển sang lớp tiếp theo tiên tiến hơn, đã đặt ra nhiều nghi vấn.

Về vấn đề này, Naval News đưa ra một số lý do có thể giải thích, chẳng hạn như các lý do liên quan đến cách bố trí phòng dụng cụ và nơi neo đậu của tàu.

Các quan chức của JMSDF cho biết, lớp tàu khu trục mới sẽ kế thừa phần lớn thiết kế của lớp Mogami, nhưng với những cải tiến để giải quyết những vấn đề này. Do ngân sách quốc phòng tăng đáng kể trong 5 năm tới, có thể các tàu lớp mới sẽ được trang bị những thiết bị mới.

Ngoài ra, trong một bài báo trên Forbes vào tháng 3/2021, tác giả Sebastien Robin lưu ý rằng, tàu khu trục lớp Mogami còn hạn chế các năng lực phòng không khi chỉ sở hữu 1 tên lửa đánh chặn RIM-116 SeaRAM kết hợp với pháo tầm ngắn. Hơn nữa, Robin đề cập rằng, tàu lớp Mogami được chế tạo để chứa 16 ô phóng thẳng đứng có thể mang tên lửa tầm xa hơn nhưng 2 tàu đầu tiên đã được chuyển giao lại không lắp đặt bệ phóng này. Robin cho biết sự cân nhắc về thiết kế nói trên đồng nghĩa với việc các con tàu không đóng góp được nhiều vào vấn đề phòng không của hạm đội và không thể ngăn chặn một cuộc không kích hoặc tấn công bằng tên lửa từ xa. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng những con tàu này sẽ được nâng cấp với các bệ phóng MK 41 được trang bị tên lửa RIM-162 Evolved Sea Sparrow của Mỹ hoặc tên lửa đất đối không tầm trung Type 03 Chu sản xuất trong nước, cũng như tên lửa chống tàu ngầm Type 07.

Robin còn lưu ý, mặc dù những tên lửa đó có tầm bắn hơn 48 km, nhưng các tàu khu trục Mogami nâng cấp vẫn sẽ phải dựa vào các tàu khu trục lớp Aegis của Nhật Bản để có tầm phủ sóng radar tốt hơn. Những yếu tố này có thể gắn liền với các vấn đề chiến lược quan trọng hơn của Nhật Bản trong nỗ lực đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng và cấp bách trong khu vực.

Ngọc Bích (Tổng hợp)

Các đối tượng tham gia phần lớn là các đối tượng hình sự cộm cán tại địa phương, đã có nhiều tiền án, tiền sự, hoạt động chuyên nghiệp, phức tạp với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi. Đáng chú ý, có hai anh em ruột cùng tham gia cầm đầu đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc với số tiền "khủng" này. Bên cạnh đó, có một đối tượng trong đường dây đã từng bị Cục Cảnh sát hình sự bắt giữ về hành vi tổ chức dàn xếp, mua bán độ của các cầu thủ bóng đá ở Câu lạc bộ Đồng Nai. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay sau khi nhậm chức ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút nước này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Liên quan đến vi phạm xảy ra tại các gói thầu, dự án do Tập đoàn Thuận An thực hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sau khi xem xét, trong thông cáo về thi hành kỷ luật tổ chức đảng và các cá nhân, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã quyết định thi hành kỷ luật đối với tập thể và các đảng viên…

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Huế phát hiện tại kho hàng đông lạnh do bà Nguyễn Thị Sương làm chủ đang lưu trữ 1,8 tấn thịt lợn, thịt gà để bán vào dịp Tết Nguyên đán nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhiều sản phẩm hàng hóa quá hạn sử dụng nhiều năm, có dấu hiệu đổi màu, bốc mùi hôi thối.

Tiếp theo các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Czech, sáng ngày 20/1, Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an đã tham gia lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại Trụ sở Chính phủ Cộng hòa Czech ở thủ đô Praha, do Thủ tướng Cộng hòa Czech  Petr Fiala chủ trì.

Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản và Nam học Sài Gòn thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm khi chưa được Bộ Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật. Đây là kết luận ban đầu của Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khi đến kiểm tra bệnh viện này. Việc tư vấn lựa chọn giới tính không được bệnh viện thừa nhận.

Sáng 21/1, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ cho biết, Phòng CSHS vừa phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương triệt xóa sới bạc do Lê Trần Quang Dũng (biệt danh: Dũng “Xẹc Măng”, SN 1972, ĐKTT: khu vực 13, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) cùng đồng bọn tổ chức.

Giáp Tết luôn là "thời điểm vàng" của sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với các lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Trên nhiều tuyến phố tại Thủ đô, kể các các tuyến phố được đánh giá là "địa điểm vàng" để kinh doanh như: Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng, Kim Mã… tình trạng các cửa hàng, mặt bằng đóng cửa, treo biển cho thuê đang diễn ra nhan nhản.

Ngày 20/1, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, mở rộng điều tra vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” do đối tượng Nguyễn Văn Bình (SN 1988, trú tại quận 12, TP Hồ Chí Minh) và Hoàng Quốc Việt (SN 1983, trú tại phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức) cùng nhiều đồng phạm khác thực hiện.

Chữa nám, nâng mũi, tiêm meso trẻ hoá lan da… để đón Tết là những liệu pháp làm đẹp được nhiều chị em sử dụng mỗi khi Tết về. Nhưng có rất nhiều người nghe quảng cáo trên mạng, xem những video clip, tik tok làm đẹp đã được thổi phồng công dụng của những cơ sở sapa, thẩm mỹ… và bỏ tiền triệu đến hàng chục triệu để làm đẹp. Hậu quả, rất nhiều người phải nhập viện cấp cứu với gương mặt đen xì, thủng mũi, chảy mủ ở ngực…

Sáng 20/1 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Praha, Cộng hòa Czech, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược giữa Câu lạc bộ (CLB) Công an Hà Nội và CLB Slavia Praha về đào tạo cầu thủ trẻ, trao đổi chuyên môn kỹ thuật và tổ chức các trận giao hữu quốc tế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.