10 sự kiện nổi bật của Tổng cục Hải quan năm 2016

17:51 06/12/2016
Tổng cục Hải quan vừa công bố 10 sự kiện tiêu biểu trong năm 2016, qua đó thấy được phần nào bức tranh toàn cảnh của ngành Hải quan trong năm nay.

1. Triển khai thực hiện Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17-12-2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan.

Triển khai Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 17-12-2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính, Bộ Tài chính đã ban hành 15 Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đối với 15 Vụ, Cục thuộc Tổng cục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan, đảm bảo việc quản lý tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Hệ thống bộ máy tổ chức Hải quan được cơ cấu lại đầu mối theo hướng tinh gọn, hợp lý, thống nhất.

Trong đó đáng chú ý là các Quyết định thành lập Cục Quản lý rủi ro trên cơ sở Ban Quản lý rủi ro, thành lập Cục Tài vụ - Quản trị trên cơ sở Vụ Tài vụ - Quản trị, thành lập Cục Kiểm định Hải quan trên cơ sở Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa XNK, đổi tên Thanh tra Tổng cục thành Vụ Thanh tra - Kiểm tra; Cục Kiểm tra sau thông quan cũng thực hiện xây dựng, triển khai mô hình bộ máy tổ chức mới theo đề án “Tăng cường năng lực kiểm tra sau thông quan đến năm 2020” từ cấp Tổng cục đến các Cục Hải quan địa phương.

Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định 1919/QĐ-BTC ngày 6-9-2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. So với quy định cũ, Quyết định mới này đã thay đổi khá nhiều về cơ cấu, tổ chức của các Cục Hải quan như rút gọn các phòng thuộc khối đơn vị tham mưu và sắp sếp lại lực lượngkiểm tra sau thông quan và kiểm soát hải quan tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Tổng cục Hải quan ban hành Chỉ thị 3957/CT-TCHQ ngày 12-5-2016 về việc đẩy mạnh hoạt động đổi mới quản lý nguồn nhân lực Hải quan dựa trên vị trí việc làm giai đoạn 2016-2020.

Năm 2016, ngành Hải quan có thêm Cục Hải quan Hà Nam Ninh theo Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 4-4-2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cục Hải quan thứ 35 trong tổ chức bộ máy ngành Hải quan. Cục Hải quan Hà Nam Ninh quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định.

2. Ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 1614/QĐ-BTC ngày 19-7-2016.

Ngày 19/7/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký Quyết định số 1614/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020. Đây là kế hoạch 5 năm tiếp theo nhằm thực hiện Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020 theo Quyết định 448/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 3 mục đích chiến lược của ngành Hải quan trong giai đoạn này là:

Thứ nhất: Tạo thuận lợi và kiểm soát trong thực hiện quản lý hải quan đối với doanh nghiệp, tổ chức cá nhân nhằm thúc đẩy an ninh và tạo thuận lợi thương mại quốc tế; đảm bảo nguồn thu; bảo vệ an ninh, an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hải quan trên cơ sở thúc đẩy trao đổi thông tin và hợp tác với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan trong thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.

Thứ ba: Nâng cao năng lực của cơ quan Hải quan các cấp theo hướng từng bước xây dựng cơ quan Hải quan điện tử dựa trên mô hình kiến trúc bộ, ngành điện tử, để thực hiện yêu cầu của Chính phủ về triển khai Chính phủ điện tử.

3. Ban hành Kế hoạch 5 năm ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2020 ban hành theo Quyết định số 1018/QĐ-BTC ngày 12-5-2016 của Bộ Tài chính.

Giai đoạn 2016 - 2020, Tổng cục Hải quan cần tập trung thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra tại Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020 trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và tạo thuận lợi thương mại ngày càng cao, đồng thời với đòi hỏi phải tăng cường năng lực của cơ quan hải quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ an ninh, an toàn kinh tế xã hội. Trong bối cảnh đó, việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển CNTT mạnh mẽ và toàn diện trong tất cả các lĩnh vực công tác của ngành Hải quan trên cơ sở kế thừa các thành tựu đạt được trong giai đoạn 5 năm vừa qua có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Do đó, việc ban hành Kế hoạch 5 năm ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2020 có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan, mang lại hiệu quả cực kỳ to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Việc triển khai Kế hoạch 5 năm ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2020 là yếu tố mang tính quyết định đến việc hoàn thành Kế hoạch cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan giai đoạn 2016 – 2020 và Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020, là động lực của cải cách thủ tục hành chính theo chủ trương chung của Chính phủ.

4. Tổng cục Hải quan đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu trình Bộ Tài chính, Chính phủ ban hành Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1-9-2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Với 91,30% ý kiến tán thành, ngày 6-4-2016, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13. Đây là dự Luật quan trọng mà Bộ Tài chính giao Tổng cục Hải quan xây dựng nội dung.

Quan điểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng Luật Thuế XK, thuế NK (sửa đổi) là sửa đổi để phù hợp với cam kết, thông lệ quốc tế và xử lý các vướng mắc phát sinh trong thực tế, góp phần tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

Để áp dụng Luật này vào thực tiễn, đã có 13 văn bản cấp Nghị định và 1 Quyết định cấp Chính phủ đã được ban hành. Trong đó, có 2 Nghị định quan trọng là Nghị định 122/2016/NĐ-CP quy định về biểu thuế XK, biểu thuế NK ưu đãi, Danh mục hàng hóa, mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế NK ngoài hạn ngạch thuế quan; Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế XK, thuế NK.

5. Tổng cục Hải quan tích cực chủ trì và phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành triển khai các nhiệm vụ của Đề án“Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.

Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ yêu cầu phải cải cách toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa.

Tiếp theo kết quả năm 2015, trong năm 2016, với vai trò chủ trì, phối hợp đôn đóc, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng giao trong đề án, Tổng cục Hải quan đã tích cực kết nối, trao đổi, kiến nghị với các Bộ, ngành triển khai nhanh các giải pháp đổi mới hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK, tháo gỡ nhiều vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo các bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển, Giao thông vận tải, Công Thương để cùng với các Bộ rà soát tiến độ triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK.

Qua đó, nhiều văn bản pháp luật gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ.

6. Tổng cục Hải quan bắt giữ nhiều vụ buôn lậu lớn.

Với chủ trương đúng đắn của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, cùng với việc triển khai các giải pháp đấu tranh đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả của các đơn vị trong Ngành, trong thời gian qua, toàn Ngành đã lập được nhiều chiến công, thành tích trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Tính từ 16-10-2016 đến 15-11-2016, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 1.200vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 17 tỷ 808 triệu đồng; Số thu ngân sách đạt 14,92 tỷ đồng, cơ quan Hải quan khởi tố 5 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác khởi tố 02 vụ.

Lũy kế từ 15-12-2015 đến 15-11-2016, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 14.445 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 391 tỷ 848 triệu đồng; Số thu NSNN đạt hơn 156 tỷ 438 triệu đồng. Cơ quan Hải quan khởi tố 40 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác khởi tố 91 vụ.

Trong đó có nhiều vụ buôn lậu lớn về ngà voi, sừng tê giác, ma túy, hàng chuyển khẩu...  được lực lượng hải quan phát hiện, bắt giữ. Cụ thể, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất bắt giữ vụ nhập khẩu trái phép 4 chiếc sừng Tê giác châu Phi (31-7-2016);  Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Đội 1-Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) chủ trì phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài bắt giữ 309 kg ngà voi qua đường hàng không (30-9-2016).

Ngoài ra, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn KV I bắt giữ vụ nhập khẩu trái phép 500 kg ngà voi được cất giấu tinh vi trong thân của 12 khối gỗ được đục rỗng ruột (tháng 11-2016).

Vụ việc được Cục Quản lý rủi ro chuyển thông tin nghi vấn, phiếu đề nghị soi chiếu trước thông quan đến Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh để phối hợp giám sát trong quá trình soi chiếu lô hàng nghi vấn tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn KV I;  Ngày 1-12-2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan, C74- Bộ Công an thực hiện lệnh khám xét 3 container gỗ nhập khẩu, phát hiện có trên 500 kg ngà voi…

7.  Báo Hải quan khai trương phiên bản tiếng Anh Báo điện tử

Ngày 29-7-2016, Báo Hải quan chính thức khai trương phiên bản tiếng Anh Báo điện tử. Báo Hải quan điện tử phiên bản tiếng Anh gồm 7 chuyên mục: Headlines (tin tức thời sự- chính trị trong nước và quốc tế); Customs (tin tức về các mặt hoạt động của Hải quan Việt Nam); Finance (tin tức về lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân sách...), Regulations (tin tức về chính sách pháp luật); Anti-Smuggling (tin tức về chống buôn lậu, gian lận thương mại); Import- Export (tin tức về hoạt động xuất nhập khẩu); World Customs (tin tức về Hải quan thế giới).

Báo Hải quan điện tử phiên bản tiếng Anh ra đời sẽ tạo thêm một kênh truyền thông hiệu quả của ngành Tài chính- Hải quan đến nhóm đối tượng bạn đọc là người nước ngoài, DN FDI, các nhà đầu tư. Từ đó có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các quy định liên quan đến lĩnh vực tài chính- hải quan, mở rộng thêm cơ hội thu hút đầu tư của Việt Nam; Tăng cường tính tuân thủ pháp luật hải quan khi đầu tư tại Việt Nam.

8. Chính phủ ban hành Quyết định số 1969/QĐ-TTg về kế hoạch hành động thông qua triển khai thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại WTO (Hiệp định TFA).

Hiệp định TFA đã được các nước Thành viên WTO thông qua trong Hội nghị Bộ trưởng lần 9 tại Bali – Indonexia tháng 12/1014. Cho đến thời điểm hiện tại đã có 96/109 nước Thành viên phê chuẩn Hiệp định. Như vậy, dự kiến Hiệp định sẽ có hiệu lực trong đầu năm 2017. Đây là một Hiệp định rất quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, giúp giảm thời gian và chi phí cho các giao dịch thương mại qua biên giới. Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới thì việc thực hiện Hiệp định TFA sẽ giúp giảm 20% chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, thúc đẩy đầu tư và tạo công ăn việc làm cho nguồn nhân lực Việt Nam.

Ngày 13-10-2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch chuẩn bị và triển khai thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO với mục đích thực hiện đầy đủ, toàn diện các quy định của Hiệp định; Tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp đối với các đối tác của Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng để các bộ, ngành, trong đó có Tổng cục Hải quan triển khai nhiệm vụ trong phạm vi chức năng được giao.

Tiếp đó, ngày 29-11-2016, Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), WB và Tổng cục Hải quan đã tổ chức hội thảo “Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện hiệp định tạo thuận lợi thương mại theo cam kết WTO”, đưa ra các mục tiêu giảm chi phí thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp.

Với những lợi ích và hiệu quả rõ rệt mà Hiệp định TFA mang lại, với việc ban hành Kế hoạch nói trên cũng như việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về một cửa và tạo thuận lợi thương mại, Việt Nam đã không chỉ chứng tỏ mình là quốc gia chủ động và tích cực trong hợp tác hội nhập quốc tế mà còn thể hiện mong muốn tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư cho doanh nghiệp theo đúng mục tiêu của Chính phủ tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2016-2017, định hướng đến năm 2020.

9. Ban hành Quy chế về quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan tại Quyết định số 3899/QĐ-TCHQ ngày 10-11-2016 của Tổng cục Hải quan.

Nhằm nâng cao kỷ luật kỷ cương khi thi hành công vụ và phòng ngừa ngăn chặn tệ nạn tham nhũng, nhũng nhiễu; Hỗ trợ có hiệu quả cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật…, ngày 10-11-2016 Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 3899/QĐ-TCHQ về Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-11-2016.

Theo quy định tại Quy chế, đường dây nóng của Tổng cục Hải quan là đường dây nóng tổng đài 19009299, được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử Hải quan và các phương tiện truyền thông đại chúng và hệ thống gồm 279 đường dây nóng nhánh (được giao cho 3 đơn vị thuộc Tổng cục: Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Vụ Thanh tra – Kiểm tra; 35 Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; các Chi cục và tương đương trực thuộc Cục Hải quan quản lý, sử dụng) để tiếp nhận, xử lý tin báo của các cá nhân, tổ chức liên quan đến lĩnh vực hải quan. Cụ thể, đường dây nóng tiếp nhận: (i) Tố giác, tin báo về tội phạm; (ii) Tin báo về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại; (iii) Tin báo về hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức Hỉa quan; (iv) Tin báo về những vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.

Đường dây nóng đảm bảo hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần; đảm bảo giữ bí mật về danh tính, số điện thoại, địa chỉ, nội dung phản ánh của các tổ chức, cá nhân báo tin; nội dung cuộc gọi qua số điện thoại đường dây nóng được ghi âm, lưu trữ và quản lý theo chế độ MẬT; Nội dung tiếp nhận, kết quả xử lý được ghi trên phần mềm quản lý đường dây nóng của Tổng cục Hải quan để đảm bảo quản lý tiến độ, chất lượng xử lý các tin báo của các cá nhân, tổ chức thông qua đường dây nóng.

10. Thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại.

Ngày 4-10-2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 1899/QĐ-TTg thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban chỉ đạo quốc gia) do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng ban.

Ủy ban chỉ đạo quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) theo quy định của Hiệp định và Nghị định thư về xây dựng và thực hiện ASW; triển khai các giải pháp đồng bộ để tạo thuận lợi cho thương mại và giao lưu hàng hóa qua biên giới. Phạm vi hoạt động của Ủy ban chỉ đạo quốc gia đã mở rộng hơn so với Ban chỉ đạo về ASW và NSW trước kia. Cụ thể, ngoài nhiệm vụ thực hiện ASW và NSW, Ủy ban chỉ đạo quốc gia còn triển khai thêm nhiều nhiệm vụ nhằm cải cách, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, giao lưu hàng hóa qua biên giới.

Trong các hoạt động tạo thuận lợi thương mại, Ủy ban chỉ đạo quốc gia được kỳ vọng sẽ tạo động lực mạnh mẽ nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK. Hiện nay, đây là một trong những vấn đề then chốt trong tạo thuận lợi thương mại, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một đề án riêng. Ủy ban chỉ đạo quốc gia với nhiệm vụ trọng tâm là tạo thuận lợi thương mại sẽ có được sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành từ cấp Chính phủ đối với hoạt động cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong một lĩnh vực có vai trò của rất nhiều Bộ, ngành như hoạt động kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XNK.

PV

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, từ ngày 1/1/2025, Thủ đô Hà Nội sẽ chính thức vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp 109 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, hình thành 56 ĐVHC cấp xã mới (33 xã, 23 phường), giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã (38 xã, 15 phường) so với hiện nay. Báo CAND đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Đình Cảnh, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội liên quan đến câu chuyện về công tác tổ chức cán bộ, giải quyết số trụ sở dôi dư cũng như hỗ trợ người dân tại các ĐVHC sắp xếp để tránh xáo trộn cuộc sống sau sáp nhập.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

Từng được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Trung Đông” nhờ sự phát triển thịnh vượng và đa dạng văn hóa nhưng hiện nay, Lebanon đang chìm sâu trong một giai đoạn đen tối. Những năm gần đây, đất nước này đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng chồng chất từ sự suy thoái kinh tế, chia rẽ chính trị, đến xung đột quân sự dữ dội với Israel. Tình hình hiện tại đã đưa Lebanon tới ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ nội tại mà còn từ cộng đồng quốc tế để cứu vãn và tái thiết.

Trong bối cảnh cả Nga và Triều Tiên đều chịu áp lực nặng nề từ các lệnh trừng phạt quốc tế, hai quốc gia đã tìm thấy điểm tựa chiến lược để tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Từ kinh tế, quân sự đến ngoại giao, mối quan hệ này không chỉ giúp họ đối phó với sự cô lập, mà còn góp phần tái định hình cục diện địa chính trị tại Đông Bắc Á.

Đợt không khí lạnh tăng cường khiến các tỉnh thành ở miền Bắc nền nhiệt tiếp tục giảm, trời rét. Thủ đô Hà Nội ngày nắng, về đêm và sáng sớm lạnh. Vùng núi cao một số nơi dưới 16 độ C.

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文