Tọa đàm khoa học "Chín năm xây dựng nền Giáo dục kháng chiến ở Nam Bộ"
Sáng 7-9, tại TP HCM, Tọa đàm khoa học “Chín năm xây dựng nền Giáo dục kháng chiến ở Nam Bộ, Thành quả và kinh nghiệm (1945 – 1954) do Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM được tổ chức, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Sở Giáo dục Nam Bộ (1947 – 2017).
- Tọa đàm khoa học về công tác phòng chống tội phạm sử dụng bạo lực tại Hải Phòng/ Toạ đàm khoa học vấn đề quản lý công tác điều tra hình sự/ Tọa đàm khoa học “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”1/ Tọa đàm khoa học những quy định mới về chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015/ Tọa đàm khoa học kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố GS Trần Văn Giàu
Buổi toạ đàm cũng thu hút sự quan tâm của nhiều Chuyên gia Giáo dục tâm huyết, và các Nhà giáo lão thành.
Được biết, đến cuối năm 1952, Nam Bộ đã xóa mù chữ cho hơn 3 triệu đồng bào, tức là về cơ bản hoàn thành xóa mù chữ cho toàn thể nhân dân những vùng do chính quyền cách mạng quản lý. Nhờ đâu mà Ngành giáo dục Nam Bộ đạt được thành quả như vậy? Các đại biểu đều thống nhất với nhau rằng, đó là nhờ làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục mới. Đó là: “Học để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”.
Các đại biểu ôn lại những năm tháng kháng chiến khó khăn nhưng tự hào với ngành giáo dục |
Cụ Võ Anh Tuấn - nguyên Phó giám đốc Sở Giáo dục Nam Bộ, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCNVN tại Liên Hiệp Quốc bồi hồi: “Người có công lớn trong việc chỉ đạo phong trào Bình dân học vụ ở Nam Bộ là thầy Nguyễn Văn Đài, lúc ấy được mọi người gọi một cách thương kính là: bác Ba Hậu Lạc, nhằm tôn vinh phẩm chất và lối sống của bác theo phương châm “vui sau cái vui của thiên hạ”.
"Bác Ba Hậu Lạc là một lão thành cách mạng, hoạt động yêu nước từ thời Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Ngay khi Ban Bình dân học vụ của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập hồi tháng 10-1945, bác Ba được giao nhiệm vụ làm Trưởng ban cho đến khi thành lập Sở Giáo dục Nam Bộ và Viện Văn hóa kháng chiến Nam Bộ và sau trở thành Trưởng phòng Bình dân học vụ của Sở”.
Toàn cảnh buổi Toạ đàm. |
Bà Thân Thị Thư phát biểu tại Toạ đàm. |
Theo cụ Võ Anh Tuấn, trong kháng chiến khó khăn, khi ấy tìm được nguồn nhân lực giảng dạy vô cùng quan trọng. Một việc phải làm ngay, đó là việc thành lập các trường trung học nội trú trong chiến khu. Đặc biệt, là việc quyết định mở lớp “Sư phạm văn hóa đặc biệt khóa Phan Châu Trinh”, do GS Hoàng Xuân Nhị làm hiệu trưởng để đào tạo giảng viên trung học.
Tiêu chuẩn rất cao để tuyển là cán bộ kháng chiến có trình độ từ thành trung đến tú tài thời Pháp thuộc, nhưng đã chiêu sinh được gần 100 người. Sau 6 tháng học sẽ có trình độ tương đương CĐ Sư phạm, chẳng những đủ để dạy các trường mà còn có thể cung cấp giảng viên cho các trường trung học.
Cụ Trần Vĩnh An- nguyên Giảng viên Trường Sư phạm Tiểu học Nam Bộ và Trung học bình dân Nguyễn Công Mỹ kết luận: “Đó tất cả đều nhờ tinh thần giác ngộ- lòng yêu nước nồng nàn của tri thức đến người dân và hưởng ứng lời kêu gọi “chống giặc dốt” của Hồ Chủ tịch, toàn thể nhân dân Nam Bộ, từ nông thôn tự do đến thành thị bị tạm chiếm, từ trẻ đến già, đều coi việc đi học Bình dân học vụ là một hành động yêu nước; biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ là niềm tự hào của người dân một nước độc lập”.
Bà Thân Thị Thư- Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM khẳng định: “Với việc gần 3 triệu người dân Nam Bộ khi ấy được thoát nạn mù chữ, đó thực sự là một kỳ tích, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn Nam Bộ đến thắng lợi”.
Các đại biểu phát biểu, tham gia nhiều ý kiến tâm huyết liên quan đến công tác giáo dục - đào tạo hiện nay...