Bắt đầu cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở lớn nhất từ trước đến nay

09:07 01/04/2019
Vào lúc 0h ngày 1-4-2019, cuộc tổng điều tra về dân số và nhà ở với quy mô toàn quốc sẽ chính thức bắt đầu, với sự tham gia của hơn 122.000 điều tra viên. 


Thông tin chung về dân số, tình trạng di cư, hôn nhân, mức độ sinh - chết và phát triển dân số, tình trạng lao động, việc làm, tình trạng về nhà ở và nhiều nội dung thông tin khác sẽ được Tổng cục Thống kê tiến hành thu thập.

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tới đời sống của từng người dân, từng gia đình trong thời gian tới. PV Báo CAND đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT), Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương xung quanh cuộc tổng điều tra này.

Kết quả Tổng điều tra dân số là căn cứ để đánh giá việc thực hiện Nghị quyết của Trung ương về công tác dân số. Ảnh: CTV

PV:  Tổng điều tra dân số và nhà ở được tiến hành theo chu kỳ 10 năm 1 lần, ông có thể cho biết những điểm mới, điểm cải tiến nhất của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 so với những kỳ điều tra trước?

TS. Nguyễn Bích Lâm: Đây là cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở lần thứ 5 do Tổng cục Thống kê thực hiện. Qui mô lớn hơn so với tổng điều tra trước đây: Qui mô dân số đã tăng trên 94 triệu dân sinh sống tại 26 triệu hộ dân cư; lớn về số lượng điều tra viên, với sự tham gia của trên 122.000 điều tra viên. Cuộc tổng điều tra năm nay diễn ra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ nên một trong những điểm mới của cuộc điều tra này là ứng dụng CNTT trong tất cả các công đoạn.

Cụ thể, trong quá trình thu thập thông tin, ngoài việc sử dụng hình thức phiếu giấy in sẵn như năm 2009, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 sẽ áp dụng thêm hai hình thức thu thập thông tin mới là điều tra bằng phiếu điện tử trên thiết bị di động (còn gọi là CAPI) và điều tra bằng phiếu trực tuyến sử dụng internet (còn gọi là webform).

Để thực hiện được việc này, ngành Thống kê phải lập danh sách thôn, tổ dân phố và địa bàn điều tra, lập và cập nhật bảng kê hộ, chọn mẫu hộ, nhắn tin và gửi thư điện tử (email) đến các hộ đăng ký thực hiện webform.

Áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng hai giai đoạn nhằm đảm bảo tính đại diện đến cấp huyện và tiết kiệm kinh phí, qui mô mẫu chiếm 9% dân số cả nước, trong khi tổng điều tra 2019 là 15%. Lồng ghép thông tin đáp ứng các chỉ tiêu phát triển bền vững. Cải tiến qui trình vẽ sơ đồ nền xã, phường. Làm căn cứ đề xuất tiến tới không thực hiện tổng điều tra năm 2029.

PV: Theo ông, kết quả của cuộc tổng điều tra có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?

TS. Nguyễn Bích Lâm: Kết quả tổng điều tra 2019 cũng là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới, trong đó có những chỉ tiêu như: Làm thế nào để giữ được mức sinh tự nhiên, mức sinh thay thế; hay giảm mức sinh chênh lệnh giữa thành thị với nông thôn, giữa vùng núi với vùng đồng bằng.

Bên cạnh đó, kết quả cuộc tổng điều tra này còn liên quan tới việc đánh giá kết quả thực hiện những chỉ tiêu mà chúng ta đã cam kết với Liên hợp quốc về sự phát triển bền vững. Bởi nếu chúng ta thực hiện tốt các chỉ tiêu về phát triển bền vững sẽ tác động tới cuộc sống của từng người dân. Ví như chỉ tiêu mà chúng ta đã cam kết là: Tất cả mọi người đều được hưởng hạnh phúc, đều được hưởng hòa bình, không ai bị đói nghèo, không ai bị bỏ lại phía sau… Cho nên thông tin của cuộc tổng điều tra 2019 có ý nghĩa hết sức quan trọng, cả ở tầm vĩ mô, cả ở tầm vi mô với từng người dân, từng gia đình.

TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

PV: Để triển khai thành công CAPI trong tổng điều tra lần này, ngành Thống kê đã chuẩn bị những gì và đâu là khâu quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị, thưa ông?

TS. Nguyễn Bích Lâm: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là cuộc tổng điều tra đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng CNTT - truyền thông trong tất cả các công đoạn nhằm nâng cao chất lượng số liệu, rút ngắn quá trình xử lý thông tin, công bố sớm kết quả tổng điều tra. Do vậy, ngành Thống kê đã chuẩn bị về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; chuẩn bị phần mềm tổng điều tra.

Tuyển chọn điều tra viên đáp ứng yêu cầu và triển khai tập huấn. Quan trọng hơn cả đó là chuẩn bị hạ tầng công nghệ thông tin. Để làm được điều này đã có sự hỗ trợ quan trọng của Bộ TT&TT trong việc đảm bảo đường truyền thông suốt, kết nối 3G, 4G hoạt động ổn định giúp điều tra viên có thể thu thập thông tin, truyền và đồng bộ dữ liệu một cách thuận lợi. Bên cạnh đó là vấn đề bảo mật, an toàn số liệu, đảm bảo bí mật thông tin của hộ…

Và đến đúng thời điểm này, hạ tầng CNTT đã được chuẩn bị ở mức tốt nhất có thể nhằm đáp ứng yêu cầu về đường truyền và an toàn an ninh mạng. Bên cạnh đó là tinh thần hợp tác ủng hộ của người dân.

PV: Việc ứng dụng công nghệ thông tin có giúp giảm được chi phí cho cuộc tổng điều tra lần này hay không, thưa ông?

TS. Nguyễn Bích Lâm: Việc đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin đòi hỏi nguồn kinh phí tương đối lớn, tuy nhiên với việc làm gọn nhẹ quy trình sản xuất thông tin thống kê, rút ngắn thời gian công bố kết quả tổng điều tra, sẽ giúp giảm kinh phí điều tra thống kê trong dài hạn, sẽ xây dựng được nguồn dữ liệu lớn có khả năng cập nhật đầy đủ, chính xác để tiến tới không phải tiến hành tổng điều tra dân số và nhà ở trong tương lai.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Lưu Hiệp

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文