Bị bắt giữ vô căn cứ tại cảng Chittagong, Bangladesh, chủ tàu Vinalines Star “kêu cứu”

10:39 03/08/2016
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam vừa có báo cáo gửi tới Bộ GTVT, Bộ Ngoại giao về việc tàu Vinalines Star bị bắt giữ tại cảng Chittagong, Bangladesh.



Báo cáo nêu rõ, thực hiện Hợp đồng thuê chuyến ký với người thuê tàu Woochang  Shipping Hàn Quốc, ngày 11-5-2016, tàu Vinalines Star (treo cờ Việt Nam) do Công ty Vận tải biển Vinalines (VLC-đơn vị phụ thuộc của Vinalines) quản lý đến trả hàng tại cảng Chittagong, Bangladesh để dỡ 25.400MT than rời vận chuyển trên tàu từ cảng xếp Muara Berau, Indonesia. 

Ngày 31-5, khi tàu vẫn đang thả neo, chờ Người nhận hàng Ms H.N.Bricks (H.N Bricks) hoàn tất thủ tục nhận hàng, H.N.Bricks đã thông báo với Chủ tàu rằng, hàng hóa trên tàu bị giảm chất lượng, theo báo cáo phân tích mẫu hàng của chính quyền cảng. 

Theo yêu cầu của H.N.Bricks, VLC đã chỉ định giám định viên tham gia giám định chung chất lượng hàng hóa và ủy quyền cho đại diện Hội bảo hiểm P&I tại Chittagong-Công ty Interport Maritime Limited nộp đơn đến Tòa án Bangladesh đề nghị tòa án ra lệnh dỡ hàng và không thuộc hiện hành động tố tụng đối với tàu Vinalines Star. 

Khi Công ty Interport maritime Limited đang thực hiện thủ tục nộp đơn đề nghị, ngày 16-6-2016, Tòa án Bangladesh đã ban hành lệnh bắt giữ tàu Vinalines Star theo đơn đề nghị bắt giữ của H.N.Bricks với lý do rằng hàng hóa bị giảm chất lượng theo như kết luận của chính quyền cảng Chittagong, số tiền yêu cầu chủ tàu bồi thường tổn thất là 2.219.939,37 USD.

Cho đến thời điểm hiện tại, tàu Vinalines Star đã neo chờ ở cảng Chittagong tổng cộng là gần 80 ngày nhưng vẫn chưa dỡ được hàng và bị bắt giữ vì tranh chấp liên quan đến chất lượng hàng hóa với người nhận hàng H.N.Bricks. 

Theo kết quả ngày 22-6 giám định chung mẫu hàng than lần 1 theo yêu cầu của người nhận hàng, với sự tham gia của giám định viên đại diện chủ tàu cùng giám định viên đại diện người nhận hàng, các thông số về độ ẩm, nhiệt lượng hàng hóa bị sai lệch so với giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa trước khi xếp được thực hiện giữa đại diện bên bán và bên mua hàng (không có sự tham gia của người vận chuyển/chủ tàu). 

Do đó, chủ tàu đã yêu cầu tiếp tục tổ chức giám định lại lần 2 mẫu hàng với sự tham gia của chuyên gia hàng hóa Hongkong do Hội P&I chỉ định. Hiện đã có kết quả giám định lại và đang chờ ý kiến đánh giá của chuyên gia hàng hóa.

Việc bắt giữ tàu không hợp lý của Tòa án Bangladesh dựa trên đơn đề nghị bắt giữ thiếu căn cứ của người nhận hàng (đến nay, H.N Bricks vẫn chưa xuất trình được báo cáo phân tích mẫu hàng của chính quyền cảng, cơ sở mà họ dựa vào để nộp đơn bắt giữ tàu Vinalines Star), gây tổn thất lớn cho chủ tàu về thiệt hại ngày tàu, mất cơ hội thực hiện Hợp đồng chuyến tiếp theo, phát sinh chi phí thuê luật sư hỗ trợ, tư vấn giải phóng tàu… 

Ngoài ra, việc tàu Vinalines Star chưa được dỡ hàng còn làm phát sinh chi phí lưu tàu, chi phí dôi nhật cùng các thiệt hại kinh doanh khác như cảng phí, nhiên liệu tiêu thụ… với người thuê tàu. 

Số tiền thiệt hại tạm tính đến ngày 15-8-2016 là khoảng 313.252,28 USD. Hiện VLC đang tham khảo tư vấn của luật sư trong việc nghiên cứu phương án yêu cầu người thuê tàu bồi thường các thiệt hại trên cho chủ tàu.

Nhằm tránh tạo tiền lệ xấu trong việc xảy ra các vụ việc bắt giữ tàu tương tự của doanh nghiệp do các khiếu kiện thiếu căn cứ của Người nhận hàng và tạo điều kiện hỗ trợ VLC giải quyết khó khăn trong bối cảnh kinh doanh vận tải biển còn nhiều thách thức, Vinalines đề nghị giúp đỡ: Thông qua con đường ngoại giao chính thức giữa hai quốc gia Việt Nam-Bangladesh, đề nghị các cơ quan tư pháp Bangladesh xem xét lại quyết định bắt giữ tàu không có cơ sở của tòa án để tàu có thể sớm rời cảng, tiếp tục đi vào khai thác, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh vận tải biển gặp nhiều khó khăn, biến động như hiện nay. 

Đồng thời, thực hiện các biện pháp bảo hộ cần thiết khác để vụ việc được giải quyết nhanh chóng, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế.

Đặng Nhật

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文