“Biên chế - hợp đồng” và việc “trọng dụng nhân tài”(?!)

10:48 25/08/2014
Cái vòng lẩn quẩn, người tài không đỗ công chức (viên chức) phải làm hợp đồng, làm phình số lượng hợp đồng tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp Thủ đô. Lãnh đạo thành phố lại lo “cắt” lao động hợp đồng. Trong lúc đó, một số người nản chí đã bỏ cơ quan nhà nước để sang khối ngoài công lập hay sang địa phương khác.

1. Câu chuyện “Hà Nội chấm dứt, thanh lý 10.000 lao động hành chính, sự nghiệp” được một tờ báo Trung ương dấy lên tuần qua nhân việc HĐND TP Hà Nội giám sát về tổ chức bộ máy, sử dụng biên chế hành chính sự nghiệp trên địa bàn toàn thành phố.Thực chất, một lãnh đạo chính quyền Thủ đô có văn bản yêu cầu các đơn vị rà soát việc sử dụng lao động hợp đồng, phân loại và xử lý theo hướng chấm dứt, thanh lý các hợp đồng do phòng chuyên môn tự ký và trả lương từ ngân sách. Còn con số 10.000 là số lượng lao động hợp đồng mà các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Hà Nội đang sử dụng. Sự việc “nóng” đến mức, lãnh đạo Sở Nội vụ Hà Nội phải khẳng định lại với báo chí rằng, không hề có chuyện thành phố chấm dứt hợp đồng của 10.000 cán bộ đang làm việc trong cơ quan hành chính, sự nghiệp. Có chăng chỉ cắt giảm một số trường hợp... Tuy nhiên, những trường hợp cắt giảm là không nhiều.

2. Tại sao Hà Nội lại có số lao động hợp đồng lớn như vậy? Tới 1 vạn người. Một trong những nguyên nhân, theo Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, là “có lý do tế nhị, phức tạp của cuộc sống...”. Còn lãnh đạo một số huyện thì báo cáo với đoàn giám sát rằng, khối lượng công việc quá nhiều, tuyển biên chế không được nên đành phải phải thực hiện ký HĐLĐ để có cán bộ làm công tác bồi thường GPMB, phát triển quỹ đất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới và phục vụ phát triển KT-XH địa phương... Theo Sở Nội vụ Hà Nội, biên chế vẫn còn nhưng không tuyển được người “đủ điều kiện”. Như thông tin từ Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, bà Lê Thị Oanh, Trường rất muốn tuyển dụng một tiến sĩ Vật lý ở Pháp đang là giáo viên hợp đồng để giảng dạy môn này bằng tiếng Anh. Nhưng theo quy chế về tuyển dụng của thành phố thì giáo viên này không thuộc diện xét tuyển đặc cách. Khi tổ chức xét tuyển, tiến sĩ từ Pháp về cũng không nằm trong nhóm có số điểm cao do điểm của tiến sĩ Vật lý ở nước ngoài chỉ đạt 8,0, trong khi nhiều thí sinh học trong nước đạt loại giỏi với điểm số 9,5. Quy định xét điểm từ cao xuống thấp nên tiến sĩ Vật lý không thể “vượt vũ môn” để trở thành viên chức của Trường. Hiệu trưởng Lê Thị Oanh cũng cho biết thêm, một giáo viên hợp đồng của Trường tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh cũng trượt xét tuyển viên chức.

3. Việc tuyển dụng công chức, viên chức đã có rất nhiều quy định từ luật đến nghị định, thông tư. Những quy định tưởng chặt chẽ lại mang quá nhiều định tính, cào bằng, dẫn đến nhiều đối tượng chịu thiệt thòi. Ví như thực trạng bảng điểm của sinh viên đại học công lập không thể “sáng” bằng các sinh viên đại học dân lập mà bà Chủ tịch HĐND TP Hà Nội thừa nhận. Rồi cũng có thí sinh trượt biên chế chỉ vì trót có bằng đại học khi mà vị trí tuyển chỉ cần… bằng cao đẳng. Ngược lại, gần đây có những thí sinh “thân quen” bỗng nhiên đỗ công chức trong một kỳ thi mà cơ quan có thẩm quyền khẳng định “có mùi” như kỳ thi tại Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa qua. Và có lẽ lời “tố cáo” của ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội vào cuối năm 2012 lại một lần nữa “linh nghiệm”. Chỉ có điều, cái giá của ghế công chức hẳn không còn là 100 triệu đồng.

Tranh minh họa của Vũ Toản. (dantri.com.vn).

Rồi cái vòng lẩn quẩn, người tài không đỗ công chức (viên chức) phải làm hợp đồng, làm phình số lượng hợp đồng tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp Thủ đô. Lãnh đạo thành phố lại lo “cắt” lao động hợp đồng. Trong lúc đó, một số người nản chí đã bỏ cơ quan nhà nước để sang khối ngoài công lập hay sang địa phương khác. Cũng không ai còn nhớ Nghị quyết số 14/2013 với cái tên mỹ miều “chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô” được thông qua cách đây hơn 1 năm. Chỉ được làm “hợp đồng” với đủ thiệt thòi về tài chính, thăng tiến thì nhân tài cũng đành phải bỏ Thủ đô mà thôi

Diệp Linh

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文