Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư Made in Vietnam

18:44 01/08/2019

Bộ Công Thương công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp về Dự thảo thông tư Made in Vietnam.


Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự thảo Thông tư này được xây dựng chủ yếu dựa trên các bộ quy tắc xuất xứ hiện đang áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam, trong đó có Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8-3-2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa. Các phương pháp xác định xuất xứ chủ yếu của thế giới như xuất xứ thuần túy (WO), hàm lượng giá trị khu vực (RVC) hay chuyển đổi mã sản phẩm theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa (Hệ thống HS) của Tổ chức Hải quan Thế giới đều được áp dụng trong dự thảo Thông tư.

Thông tư chỉ rõ, hàng hóa được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa đó khi đáp ứng quy định tại Thông tư này. Tùy thuộc vào quá trình sản xuất, gia công, chế biến, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn và chỉ sử dụng một trong các cụm từ sau đây để thể hiện hàng hóa là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa đó: Sản phẩm của Việt Nam hoặc sản phẩm Việt Nam; Hàng hóa của Việt Nam hoặc hàng hóa Việt Nam hoặc hàng Việt Nam; Sản xuất tại Việt Nam hoặc Việt Nam sản xuất; Chế tạo tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tạo; Chế tác tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tác...

Về nguyên tắc, Thông tư sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp bởi ghi nhãn hàng hóa và công bố nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa đã từ lâu là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Nghị định 43. Thông tư chỉ giúp các tổ chức, cá nhân có căn cứ để thực hiện đúng yêu cầu của Nghị định 43, giúp loại bỏ các trường hợp vô tình hay cố tình vi phạm thông tin về nước xuất xứ. 

Các doanh nghiệp chân chính sẽ không phải đối diện với nguy cơ cáo buộc “gian lận xuất xứ”, tránh được rủi ro kiện tụng và mất uy tín với người tiêu dùng. Ngoài ra, kết hợp với việc thực thi nghiêm túc Nghị định 43 tại cửa khẩu, Thông tư cũng sẽ giúp loại bỏ dần tình trạng hàng nhập khẩu nhập nhèm “đội lốt” hàng Việt Nam như đã rải rác xảy ra trong thời gian qua. Dự thảo Thông tư không quy định bất kỳ một thủ tục hành chính mới nào mà người dân và doanh nghiệp phải tuân thủ.

Thông tư sẽ giúp các doanh nghiệp chân chính sẽ không phải đối diện với nguy cơ cáo buộc “gian lận xuất xứ”, tránh được rủi ro kiện tụng và mất uy tín với người tiêu dùng. 

Trước đó, thông tin về xuất xứ hàng hóa và việc xây dựng quy chuẩn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, việc ghi xuất xứ trên nhãn hàng hóa được thực hiện theo Nghị định 43/2017 của Chính phủ.

Nghị định ghi rõ nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung gồm: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa. Đồng thời, Nghị định cũng yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình, bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết. 

Quy định về ghi nhãn hàng hóa đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng và các doanh nghiệp, góp phần vào việc xây dựng và duy trì một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bảo đảm các quyền cơ bản của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực là tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nguyên tắc tự xác định và tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa cũng đã làm phát sinh một số bất cập. 

Cụ thể, cho tới nay, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa, trong đó có việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự do hoặc phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương. Với hàng hóa sản xuất, bao gồm cả sản xuất từ đầu vào nhập khẩu, và sau đó lưu thông trong nước, hiện chưa có quy định như thế nào thì được gắn nhãn “sản phẩm của Việt Nam” hay “sản xuất tại Việt Nam”.

Bên cạnh đó, việc thiếu vắng các quy định về việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là “sản phẩm của Việt Nam” hay “sản xuất tại Việt Nam” đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ trên nhãn sản phẩm theo quy định của Nghị định 43. Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn nhãn "sản xuất tại Việt Nam" khiến người tiêu dùng thắc mắc, thậm chí bức xúc nhưng các cơ quan chức năng lại không có căn cứ để phân xử.

Để khắc phục bớt các bất cập, ngày 29-6-2018, Bộ Công Thương đã có Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ được nghiên cứu, xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật về việc như thế nào thì một sản phẩm, hàng hóa được coi là “sản phẩm của Việt Nam” hay “sản xuất tại Việt Nam”.

Dự thảo Thông tư không quy định bất kỳ một thủ tục hành chính mới nào mà người dân và doanh nghiệp phải tuân thủ.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, đây là lần đầu tiên có quy định chi tiết về vấn đề ghi nhãn xuất xứ Việt Nam trên hàng hóa. Bộ Công Thương sẽ làm hết sức thận trọng, lắng nghe ý kiến mọi tầng lớp nhân dân, đánh giá tác động nhiều chiều và sẽ chỉ trình cấp trên khi có cơ sở để tin rằng biện pháp này nhận được sự đồng tình cao của xã hội. Do diện đối tượng chịu tác động của Thông tư là rất rộng, nội dung tương đối phức tạp, Bộ Công Thương mong nhận được ý kiến góp ý của đông đảo người dân và doanh nghiệp, nhất là các hộ sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trước hết là về sự cần thiết phải ban hành Thông tư, sau đó là về nội dung của Thông tư và về các tác động có thể có đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.


Lưu Hiệp

Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tạo điều kiện cho người nước ngoài sử dụng nhiều tiện ích số tại Việt Nam như: Xác thực thông tin trong giao dịch ngân hàng, đăng ký thuê nhà, sử dụng dịch vụ công cộng, lưu trữ thẻ cư trú điện tử và các loại giấy tờ hợp pháp trên ứng dụng VNeID.

Bộ Tài chính Mỹ ngày 3/7 đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một mạng lưới buôn lậu dầu mỏ có liên hệ với Iran và một tổ chức tài chính do lực lượng Hezbollah kiểm soát, động thái nhằm gia tăng áp lực kinh tế lên Tehran và ngăn chặn nguồn tài trợ cho các hoạt động bị Washington xem là gây bất ổn tại Trung Đông.

Một tháng sau nhậm chức, Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae-myung tuyên bố sẽ thực hiện một chính sách tài khóa “táo bạo và chủ động” nhằm khôi phục lòng tin của người dân và đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, đồng thời khẳng định vai trò không thể thay thế của chính phủ lúc này trong việc điều phối, kích thích và định hướng nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đi đúng hướng trở lại.

Dự luật cắt giảm thuế quy mô lớn của Tổng thống Donald Trump đã chính thức vượt qua rào cản cuối cùng tại Quốc hội Mỹ vào ngày 3/7, khi Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát thông qua với tỷ lệ phiếu sít sao 218–214. Đây được xem là một thắng lợi quan trọng cho Tổng thống Trump, giúp ông tiến gần hơn đến việc thực hiện các cam kết trong chiến dịch tái tranh cử năm 2024.

Sau khi thực hiện hành vi giết người, đối tượng chủ mưu trong vụ án tổ chức phi tang xác nạn nhân ở khu vực đồi núi hiểm trở, ít người qua lại thuộc địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang (cũ) nay là tỉnh Tuyên Quang, rồi xoá hết các thông tin về nạn nhân… 

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (3/7), khu vực Bắc Bộ, cao nguyên Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa nhiều nơi trên 40mm như: Khang Ninh (Thái Nguyên) 70.4mm, An Lạc (Phú Thọ) 46.8mm, Hồng Thái (Tuyên Quang) 44.0mm, Dào San (Lai Châu) 43.8mm…

Bộ Quốc phòng Nga ngày 3/7 xác nhận Thiếu tướng Mikhail Gudkov, Phó Tư lệnh Hải quân Nga, đã thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực biên giới vùng Kursk, gần Ukraine. Đây là một trong những tổn thất cấp cao nhất của quân đội Nga kể từ khi chiến sự với Ukraine nổ ra vào năm 2022.

Tại buổi họp báo công bố các luật, pháp lệnh được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc vụ Quốc hội khóa XV thông qua được Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức vào sáng 3/7, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng đã giải thích rõ các điều khoản chuyển tiếp khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.  

Liên đoàn Bóng đá Bồ Đào Nha (FPF) ngày 3/7 (giờ địa phương) xác nhận, tiền đạo Diogo Jota – ngôi sao đang khoác áo câu lạc bộ Liverpool, đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng xảy ra gần thành phố Zamora, Tây Bắc Tây Ban Nha. Cùng thiệt mạng trong vụ tai nạn còn có em trai của tiền đạo này – André Silva.

Ngày 3/7, thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong  6 tháng đầu năm 2025, cả nước có hơn 333 nghìn lượt phương tiện (chiếm 13,8%) không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật (ATKT) và bảo vệ môi trường (BVMT) phải bảo dưỡng, sửa chữa, điều chỉnh để kiểm định lại.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.