Bộ Công an cấp, quản lý Giấy phép lái xe sẽ hạn chế tối thiểu giấy phép giả

12:41 16/09/2020
Nhiều ý kiến cũng thống nhất đề nghị Bộ Công an quản lý công tác đào tạo, sát hạch Giấy phép lái xe (GPLX), tổ chức đấu giá biển kiểm soát xe...


Sáng 16/9, thảo luận về dự án Luật Bảo đảm TTATGT, đa số các đại biểu đều cho rằng cần thiết phải có Luật mới để tách riêng lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ và quy định, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn. Các ý kiến cũng thống nhất đề nghị Bộ Công an quản lý công tác đào tạo, sát hạch GPLX, tổ chức đấu giá biển kiểm soát (BKS) xe...

Cần thiết tách riêng lĩnh vực Bảo đảm TTATGT thành 2 Luật

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Ngô Trung Thành cho rằng việc tách hai lĩnh vực quản lý nhà nước về đảm  bảo TTATGT là cần thiết. “ Uỷ ban Pháp luật nhận thấy cơ bản dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ cơ bản phân định phạm vi  điều chỉnh với Luật GTĐB” – ông Ngô Trung Thành cho biết.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc phát biểu giải trình

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho biết, dự án Luật Bảo đảm TTAGT đường bộ được chuẩn bị rất công phu, chắc chắn đây là đạo luật tiến bộ, dân sẽ đón nhận, tách riêng 2 lĩnh vực về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, làm thay đổi nhận thức, tập quán khá tự do khi tham gia giao thông của người dân.  “Nhà nước cũng cần đầu tư kinh phí để đầu tư trang thiết bị hỗ trợ thực hiện như lắp đặt camera giám sát, xây dựng cơ sở dữ liệu” – ông Nguyễn Văn Giàu kiến nghị.

Chủ tịch Hội đồng dân tộc  Hà Ngọc Chiến cũng ủng hộ Chính phủ trình 2 dự án Luật trong kỳ họp Quốc hội sắp tới. “Tôi thấy việc tách nhập là bình thường. Ví dụ tách, nhập đơn vị hành chính cũng thế. Giai đoạn này thấy cần nhập là cần thiết thì chúng ta nhập, giai đoạn khác thấy tách là cần thiết thì chúng ta tách” – ông  Hà Ngọc Chiến cho biết.

Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt phát biểu 

Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Uỷ an Quốc phòng và An ninh cho biết, dự án Luật Bảo đảm TTATGT không chồng chéo, xung đột với Luật GTĐB. “Khi thẩm tra chúng tôi đã phân tích, đánh giá để làm sao không trùng lặp vì đây là 2 lĩnh vực khác nhau. Việc tách bạch 2 Luật sẽ sẽ mang lại quyết tâm cao hơn của hai bộ chủ quản vì chuyên sâu hơn, trách nhiệm cao hơn, rõ ràng hơn. Qua thẩm tra thẩm định hồ sơ chuẩn bị công phu, đủ điều kiện trình Quốc hội. Chính phủ cũng đã phương án tổng thể rất rõ ràng, hai Bộ cũng cho rằng chia Luật Giao thông đường bộ thành 2 Luật là rất cần thiết.” – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết.

Giải trình về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết, từ năm 1995 đến nay, Đảng, Chính phủ rất quan tâm, các cấp uỷ, tổ chức quần chúng, cá nhân đều rất quan tâm, mong muốn tình hình giao thông được bảo đảm, giảm tai nạn giao thông nhất là tai nạn thảm khốc,  hạn chế ùn tắc giao thông. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề xuất  2 hai lĩnh vực này để phân định riêng biêt hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế xã hội và phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong việc nhận thức của người tham gia giao thông, để hạn chế thấp nhất tổn hại sức khoẻ, tính mạng, tài sản của người dân, không để xảy ra tình trạng tai nạn giao thông thảm khốc.

Bộ Công an quản lý đào tạo, sát hạch GPLX sẽ chuyên sâu hơn

Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đó là công tác đào tạo, sát hạch GPLX được quy định trong Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ do Bộ Công an quy định. Vấn đề này đã được Chính phủ thống nhất, đề nghị Quốc hội xem xét. Đa số các đại biểu thảo luận đều cho rằng, việc Bộ Công an quy định, quản lý vấn đề này sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

Góp ý về vấn đề này, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và an ninh Võ Trọng Việt cho biết: Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ Công an quyết tâm chuyển đổi việc đào tạo, sát hạch, quản lý GPLX. Tôi có niềm tin Bộ Công an, làm rất tốt trong lĩnh vực của mình”.

Giải trình về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc khẳng định, công tác đào tạo lái xe vẫn sẽ được xã hội hoá như hiện nay, sẽ có quy định cụ thể để xã hội hoá công tác này. “Người dân muốn học ở đâu, ai đào tạo cũng được, sát hạch ở đâu cũng được, có tiêu chí cụ thể về sát hạch để đảm bảo khi có GPLX, thì lái xe có kỹ năng, kinh nghiệm tham giao giao thông, đáp ứng được tình hình thực tế”. – Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh và cho biết sẽ nghiên cứu quy định về điều khiển phương tiện dưới 50 phân khối vì đây cũng đây cũng là nguồn gây tai nạn rất đáng quan tâm.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết thêm, sẽ áp dụng kinh nghiệm thế giới để chấm điểm các tổ chức sát hạch GPLX để các tổ chức đào tạo, sát hạch phải đảm bảo an toàn.  “Nếu Bộ Công an cấp, quản lý GPLX, sẽ hạn chế tối thiểu giấy phép giả, chủ động phòng ngừa tình trạng làm, bán GPLX giả hiện nay” – Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh.

Đấu giá biển kiểm soát như thế nào?

Một vấn đề được người dân quan tâm cũng được các đại biểu đóng góp ý kiến nhiều đó là việc đấu giá biển kiểm soát phương tiện giao thông.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Ngô Trung Thành cho biết, Uỷ ban Pháp luật đồng ý việc cấp biển số thông qua đấu giá vì kho số phục vụ nhà nước cũng là tài sản công. Đề nghị Chính phủ làm rõ thẩm quyền, trình tự đấu giá, nếu khác so với Luật đấu giá tài sản thì quy định trong Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ. Nếu giống so với Luật Đấu giá tài sản thì  dẫn chiếu theo quy định của Luật Đấu giá tài sản. Vì đấu giá BKS xe là tài sản đặc thù, không phải tài sản thông thường.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, đây là nguyện vọng của người tham gia giao thông, đã được bàn thảo luận, dư luận góp ý nhiều năm nay. “Chúng ta coi BKS phương tiện giao thông là nguồn tài nguyên thì hiện nay nguồn tài nguyên này đang bị lãng phí. Chính vì vậy, để đáp ứng nguyện vọng của người dân và tránh lãng phí tài nguyên, việc đấu giá BKS phương tiện giao thông được quy định trong Luật Bảo đảm TTATGT, chúng ta sẽ nghiên cứu, bổ sung kỹ hơn, sẽ điều chỉnh quy định ở các luật có liên quan để quy định này có tính khả thi’ – Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh.

Cần quy định cụ thể, chặt chẽ để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

Góp ý về các quy định cụ thể của Luật, nhiều đại biểu cho rằng cần quy định cụ thể, chặt chẽ hơn để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, lâu nay quy định mỗi phương tiện chỉ có 1 BKS nhưng thực tế vẫn có 2 biển số, thậm chí biến đổi biển xanh thành biển trắng và ngược lại. Chính vì vậy, cần quy định cứng mỗi mỗi phương tiện chỉ có 1 biển đăng ký để tránh lợi dụng.

Tổng Thư ký Quốc hội cũng cho biết, hiện nay, việc xử lý quá tải, quá khổ đang tập trung vào các ô tô lớn nhưng trên thực tế, các xe thô sơ, xe thương binh chở hàng rất cồng kềnh, thậm chí không nhìn thấy người điều khiển gây  mất an toàn nhưng chưa được xử lý kịp thời. “Tôi đề nghị phải có quy định cụ thể về việc xếp hàng hoá, xử lý nghiêm quy định. Đây là luật chuyên biệt nên cần quy định chi tiết, để áp dụng được ngay chứ không lại xảy ra phạt cho có” – ông Nguyễn Hạnh Phúc kiến nghị.

Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu thìs cho rằng cần nâng mức phạt hành chính, nhất là thu bằng lái có thể vĩnh viễn đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng.  “Đề nghị quy định cụ thể hơn ở 1 số điều luật, ví dụ như quy định thắt dây an toàn, phải quy định đã ngồi trong xe ô tô là phải thắt dây an toàn. Hay như quy định đi xe máy được đèo thêm 1 người và 1 trẻ em dưới 14 tuổi, nhưng hiện nay trẻ em lớn rất nhanh, nhiều cháu 12-13 tuổi đã cao, to như người lớn. Nên quy định xe máy được chở thêm 1 người và 1 trẻ em dưới 10 tuổi” – ông Nguyễn Văn Giàu cho biết, đồng thời bày tỏ quan tâm tới Điều 33 về các hành vi cấm. Trong đó, khoản 7 điều 33  cấm dùng tay để dụng điện thoại khi lái xe cơ giới. “Ở Việt Nam xe máy vi phạm sử dụng điện thoại quá phổ biến. Xe ô tô thì có thể gắn được điện thoại trên xe để sử dụng nhưng xe  máy thì vi phạm rất phổ biến, nhiều người vừa chạy máy vừa nhắn tin, như thế cực kỳ nguy hiểm. Theo tôi nên cấm việc sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện. Nếu cần sử dụng điện thoại thì táp vào lề đường” – ông Nguyễn Văn Giàu đề nghị.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc tiếp thu ý kiến các đại biểu, cho biết Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị chức năng nghiên cứu, rà soát để bổ sung rõ hơn về  lĩnh vực, trách nhiệm, hạn chế nhất giao thoa giữa hai luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả,  bảo đảm sát thực tiễn.

Về ý kiến cần thống nhất giữa bảo đảm ATGT đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và hàng không, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho  biết, Bộ Công an rất  mong muốn có 1 bộ luật hoàn thiện về TTATGT nói chung nhưng trong hơn 1 năm nghiên cứu, với rất nhiều nỗ lực cố gắng, thì thấy rằng vấn đề TNGT đường bộ là vấn đề cấp bách nhất nên  đặt ra yêu cầu phải bảo đảm ATGT đường bộ trước bởi có những vụ tai nạn cướp đi sinh mạng trẻ thơ, cướp đi sinh mệnh của cả gia đình, thiệt hại lớn về nhân tài vật lực của xã hội nên đưa lên ưu tiên hàng đầu về bảo đảm ATGT đường bộ. Các vấn đề về  đường thuỷ, đường sắt, đường không sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung sau. “Ý thức toàn diện các lĩnh vực giao thông đã có nhưng do yêu cầu thực tiễn nên chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu” – Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết.

Về tính khả thi của dự án Luật, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho rằng, Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải đã nghiên cứu, xác định 2 lĩnh vực rất rõ ràng, cụ thể, quy định trách nhiệm của mỗi bên theo đúng sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đối với từng đạo luật.  “Chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ để xây dựng các Nghị định; các Bộ sẽ có các thông tư rất rõ ràng để nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông, trách nhiệm của thực thi công vụ” – Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh và cho biết thêm, lực lượng Công an đã bố trí Công an chính quy đến cấp xã. Lực lượng này được đào tạo ít nhất 2 năm, có kỷ luật, chuyên môn, có sức mạnh để thu hút các tổ chức quần chúng tham gia tích cực bảo đảm ATGT....


Phương Thuỷ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa song Người để lại cho hậu thế những di sản vô cùng quý giá. Di sản Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng, là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Di sản ấy là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do chính Người sáng tạo, để lại cho Đảng, dân tộc Việt Nam.

Đêm 19/5, vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh mùa 2023/2024 đã diễn ra,  Man City đã đánh bại West Ham 3-1 trên sân Etihad. Ba điểm có được giú đoàn quân HLV Pep Guardiola đoạt chức vô địch lần thứ 4 liên tiếp.

Mặc dù chưa có “Chấp thuận chủ trương đầu tư” của cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhưng nhiều năm qua, cơ sở băm dăm của chi nhánh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt tại xã Xuân Hoà, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp quy định pháp luật.

Trước tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lam, đặc biệt là đoạn giáp ranh với tỉnh Nghệ An có chiều hướng gia tăng, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường công tác đấu tranh, tham mưu chính quyền địa phương các cấp siết chặt quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn.

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文