Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0

18:29 14/11/2018
Trong báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai do Diễn đàn Kinh tế Thế giới mới đây công bố, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0, chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có chuyên môn cao. 

Ngày 14-11, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội Nghị kết nối sản phẩm, dịch vụ và nguồn nhân lực CNTT phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt 2018. 

Hội nghị do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Bộ Công thương, UBND TP Đà Nẵng, Sở TT&TT Đà Nẵng và Hội Tin học TP.HCM tổ chức.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho rằng: Việt Nam đã có mặt ngay từ đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)… Cách mạng 4.0 được xem là cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là cơ hội giúp các nước đang phát triển nâng cao vị thế khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

(ảnh ICT): Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm  phát biểu tại Hội nghị.

“Trong cuộc đua cách mạng công nghệ lần thứ 4, chúng ta cần phát triển các sản phẩm CNTT thương hiệu Việt, đẩy mạnh thị trường CNTT nội địa, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu phát triển và xây dựng nguồn nhân lực với năng lực sáng tạo, trí tuệ cao, hướng chuẩn quốc tế”, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết. Thứ trưởng dẫn số liệu báo cáo từ các địa phương, cho biết số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT (bao gồm ngành công nghiệp phần mềm, nội dung số, phần cứng điện tử và dịch vụ CNTT) năm 2017 tăng 16.01% so với năm 2016. Lao động ngành CNTT Việt Nam được đánh giá cao và tiềm năng (lập trình viên Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới - theo HackerRank, năm 2017, sinh viên Việt Nam xếp thứ 34/128 tại kỳ thi lập trình quốc tế ACM/ICPC).

Tuy nhiên theo Thứ trưởng Phan Tâm, nguồn nhân lực CNTT Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, nhu cầu của cách mạng 4.0. 

Cụ thể, trong báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai do Diễn đàn Kinh tế Thế giới mới đây công bố, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0, chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có chuyên môn cao. 

Cũng theo báo cáo này, so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về nguồn nhân lực, Việt Nam xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines. Thông qua Hội nghị này, Bộ TT&TT mong muốn đây là cơ hội để các cơ sở đào tạo CNTT, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước đẩy mạnh hợp tác đào tạo liên kết ba bên để đào tạo nguồn nhân lực CNTT đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, yêu cầu xã hội. 

Theo báo cáo tại Hội nghị: Việt Nam đã và đang là điểm đến của các công ty đa quốc gia lớn như Samsung, LG, Intel... đây là yếu tố đẩy ngành Công nghiệp CNTT Việt Nam phát triển, tăng nhu cầu về nhân lực. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội như giao thông thông minh, thành phố thông minh, an toàn an ninh mạng ... nên nhu cầu nhân lực hoạt động trong ngành này sẽ tiếp tục tăng.

Lao động ngành CNTT Việt Nam được đánh giá cao và tiềm năng (lập trình viên Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới -  theo HackerRank, năm 2017, sinh viên Việt Nam xếp thứ 34/128 tại kỳ thi lập trình quốc tế ACM/ICPC).

Hiện nay, cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp CNp CNTT được phân chia thành 3 nhóm: nhóm nhân lực cao cấp, nhóm lao động có đào tạo, nhóm lao động đào tạo nghề. Trong đó lao động cao cấp có số lượng rất ít, nhân lực qua đào tạo không đáng kể, lao động đào tạo nghề hiện nay rất lớn. CMCN4.0 sẽ tạo ra sự dịch chuyển mô hình kinh tế từ tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức, thay đổi trong các dây chuyền sản xuất nhờ đổi mới công nghệ. 

Trong cuộc cách mạng này, nhiều ngành nghề sẽ biến mất, nhưng lại có những công việc mới ra đời. Điều đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải được trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Do đó, từ phía các doanh nghiệp CNp CNTT cần đào tạo nâng cao cho nhóm lao động đã qua đào tạo, đào tạo lại và trang bị các kỹ năng, kiến thức cho nhóm lao động đào tạo nghề. Từ phía các cơ sở đào tạo, đào tạo nhân lực CNTT cần gắn kết chặt chẽ với ngành công nghiệp CNTT. Có như vậy, chúng ta mới sẵn sàng bước vào cuộc cách mạng chuyển đổi số…

Hoài Thu

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文