Bộ Tư pháp sẽ kiến nghị, sửa đổi bổ sung quy định nhằm hạn chế “tín dụng đen”
- Đánh mạnh vào các băng nhóm hoạt động “tín dụng đen”
- Đồng loạt khám xét 32 điểm tín dụng đen ở Thanh Hoá
- Choáng với nhóm tín dụng đen cho vay lãi suất “cắt cổ” 365%/ năm
Theo ông Hiển thì Bộ Tư pháp đã nghiên cứu, rà soát quy định của pháp luật về lĩnh vực này theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ. Bước đầu, Bộ Tư pháp nhận thấy, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành đã có nhiều quy định làm cơ sở cho việc hạn chế hoạt động “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi.
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cũng nhận thấy, quy định về tính mức lãi suất làm căn cứ cho việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định số 167/2013.NĐ-CP vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay đến nay đã không còn phù hợp với quy định về lãi suất cho vay theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (20%/năm/khoản tiền vay) không còn phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bộ Tư pháp họp báo Quý IV-2018 |
Quy định về lãi suất vi phạm theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP cũng không còn phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, chưa điều chỉnh được hết các hành vi vi phạm trong giao dịch cho vay. Hiện nay, nhiều trường hợp cho vay không cần cầm cố tài sản, chỉ cần chứng mình nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ khẩu hoặc giấy tờ tùy thân khác hay hình thức bốc họ…
Tới đây, Bộ Tư pháp sẽ kiến nghị với Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 16/2013/NĐ-CP để khắc phục những bất cập nêu trên. Bộ Tư pháp cũng đã xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định về họ, hụi, biêu, phường để đảm bảo cơ sở pháp lý cho các giao dịch này phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.