Bộ trưởng Bộ Công Thương “mạnh dạn nêu rõ” nguyên nhân công nghiệp hỗ trợ yếu kém
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Truy trách nhiệm dự án nghìn tỷ “đắp chiếu” cần thêm thời gian1
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Dự án “đắp chiếu” không loại trừ việc cố ý vi phạm pháp luật
- 12 dự án "đắp chiếu" ngành Công thương: Ai sẽ trả khoản nợ 55.000 tỷ đồng?
- Chốt phương án xử lý với 12 dự án đắp chiếu ngành công thương
Ông Trần Tuấn Anh cũng nêu một số con số: Ngành công nghiệp hỗ trợ trong một số lĩnh vực đã có bước tiến, như công nghiệp dệt may nội địa hóa trên 40%, da giày 45%, ô tô - xe máy 30%-40%, điện tử 50% - rõ ràng so với yêu cầu thì chưa đạt, nhưng một số cơ sở ban đầu đã được thiết lập.
Về nguyên nhân, Bộ trưởng Bộ Công Thương “xin mạnh dạn nêu rõ”, có phần chủ quan là sự chưa đồng bộ và hiệu lực, hiệu quả của cơ chế, chính sách chưa cao, chưa đóng góp cho sự phát triển thực tế của doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Cơ chế, chính sách chưa kịp thời, chưa đầy đủ, nên chưa phát huy hiệu quả. Ví dụ Nghị định 115 về công nghiệp hỗ trợ, tuy được ban hành từ 2015, nhưng trên thực tế các cơ chế hỗ trợ thì rất hạn chế, đặc biệt trong phối hợp triển khai thực hiện.
Cùng với đó, công nghiệp hỗ trợ phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm nhiệm, đây là bức tranh chung của toàn thế giới, nhưng DN Việt Nam quá nhỏ và quá yếu cả về vốn, nhân lực, năng lực tham gia chuỗi... nên sau khi có Nghị định 115, Bộ Công Thương đang chủ động tập trung phối hợp với các bộ để hoàn thiện chính sách tín dụng, việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm...
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh |
Ông Trần Tuấn Anh cũng cho rằng: Hàng loạt dự án đầu tư lớn đang trong quá trình đầu tư cũng tạo ra cơ sở ban đầu cho chuỗi liên kết và tạo ra thị trường – điều kiện căn bản cho phát triển của doanh nghiệp. Công nghiệp ô tô đang hình thành 3 trung tâm với sự dẫn dắt của DN FDI và DN trong nước; các dự án lớn của dệt may để khai thác các FTA và các dự án điện lực, trung tâm năng lượng sẽ tạo ra thị trường để công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có cơ hội phát triển trong thời gian tới.
Liên quan đến việc buôn lậu thuốc lá được đại biểu cho biết đang diễn ra tràn lan mà vắng bóng lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường, ông Trần Tuấn Anh thừa nhận: Việc vắng bóng lực lượng chuyên ngành trong quản lý buôn lậu cũng là thực tế!
Theo ông, không chỉ buôn lậu thuốc lá là nóng, mà hàng loạt mặt hàng khác có lợi nhuận cao (như đường) tiếp tục là điểm nóng, và cũng không chỉ diễn ra ở Long An, An Giang, mà còn nhiều địa phương khác. Bộ trưởng Công Thương cho rằng: Chế tài chưa đủ mạnh, nên có hiện tượng nhờn pháp luật. Các đối tượng tiếp tục cấu kết, không giới hạn phạm vi địa lý ở một vài địa phương mà trên toàn quốc. Trong khi đó, còn sự quản lý cắt khúc, nên phối hợp liên ngành, liên địa phương là không hiệu quả. Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng chống buôn lậu trên thực tế đã có hiệu quả hơn, chế tài cũng nghiêm minh hơn, khi buôn lậu thuốc lá điếu có thể bị xử lý hình sự (trên 1500 điếu), sẽ giúp tình hình tốt hơn trong thời gian tới.
Về 12 dự án tồn đọng của ngành này với tổng vốn đầu tư hơn 63.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Công Thương chỉ báo cáo vắn tắt, do “đã có văn bản báo cáo với Quốc hội”. “12 dự án có nội dung rất phức tạp, trải qua nhiều thời kỳ, giai đoạn khác nhau, có nguyên nhân chủ quan và khách quan... nên việc xử lý phải đánh giá toàn bộ hệ thống những tồn tại, vướng mắc, những nguyên nhân và hướng giải quyết. Trong hai năm 2016 – 2017, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, ban hành hướng dẫn cụ thể để giải quyết đồng bộ các dự án này, đồng thời ngăn chặn phát sinh những dự án mới không hiệu quả như vậy” – ông Trần Tuấn Anh nói.
Về lộ trình, dự kiến đến 2020, các dự án tồn tại này mới được giải quyết triệt để.