Bộ trưởng Công thương nói về vụ Khaisilk và Asanzo

10:22 07/11/2019
Theo Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, quy định cho phép doanh nghiệp tự kê khai, ghi nhãn, xuất xứ hàng hoá bị lợi dụng nên mới xuất hiện các vụ việc như Khaisilk hay Asanzo.

Bộ trưởng Công thương nói về Asanzo, Khaisilk

Sáng 7-11, Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn. 

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Tiến Sinh đặt ra chiều 6-11, đoàn Hoà Bình về vấn đề quản lý xuất xứ cũng như chứng nhật xuất xứ của Việt Nam; công tác chống việc gian lận thương mại cùng các vụ việc mới đây liên quan đến Asanzo và Khaisilk, ông Trần Tuấn Anh cho biết theo Nghị định 43, doanh nghiệp tự kê khai, ghi nhãn, xuất xứ hàng hoá nên mới xuất hiện những câu chuyện như Khaisilk hay Asanzo.

Ông Trần Tuấn Anh thông tin, Bộ Công Thương đã chủ động đề xuất xây dựng Thông tư quy định về thế nào là hàng "made in Vietnam". Văn bản này đang lấy ý kiến, được đóng góp rất tích cực và đang tiếp tục được nghiên cứu để tránh ảnh hưởng lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế.

"Thông tư này và Thông tư hướng dẫn Nghị định 31 trước đây đều xây dựng chung trên nền bộ quy tắc xuất xứ của WTO, hải quan", ông Tuấn Anh nói thêm.

Về quản lý xuất xứ hàng Việt, Bộ Công thương sẽ tham mưu công tác cải thiện hệ thống cơ sở pháp lý cũng như thắt chặt quản lý để định hướng cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý thương mại quốc tế trong việc cấp cấp giấy chứng nhận xuất xứ có cơ sở cấp xuất xứ của Việt Nam cho các sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường.

Bộ trưởng Tuấn Anh cho biết Bộ Công thương cũng sẽ tăng cường tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng doanh nghiệp để phòng, ngăn chặn hành vi gian lận thương mại.

Vụ nhôm đội lốt ở Bà Rịa-Vũng Tàu không ảnh hưởng quan hệ thương mại Việt-Mỹ

Trước khi kết thúc phiên chất vất chiều 6-11, đại biểu Mai Sỹ Diễn đoàn Thanh Hoá nêu bất cập pháp lý xung quanh vụ phát hiện lượng lớn nhôm Trung Quốc nghi xuất đi Mỹ. Hàng nước ngoài gửi vào Việt Nam trong một thời gian bằng nhiều cách sẽ được chuyển hóa thành hàng xuất xứ Việt Nam. "Trách nhiệm của Bộ trưởng ra sao và giải pháp khắc phục điều này", ông hỏi.

Trả lời đại biểu, ông Trần Tuấn Anh khẳng định, qua thông tin phản ánh quốc tế, Bộ Công thương đã nắm được sự việc nhôm Trung Quốc ở Bà Rịa-Vũng Tàu từ cuối năm 2016. Doanh nghiệp này của Australia, song do người Trung Quốc đầu tư ở Vũng Tàu.

Ở thời điểm đó, doanh nghiệp nhập rất nhiều nhôm đưa về khu kho ngoại quan và khu chế xuất để phục vụ xuất khẩu. Đến đầu năm 2017, hoạt động xuất khẩu nhôm của doanh nghiệp này sang Mỹ và các thị trường khác chưa có gì đột biến.

Đến thời điểm doanh nghiệp có những biến động bất thường, Tổng cục Hải quan đã tăng cường giám sát hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Do đó, sự việc được ngăn chặn. Nhôm nguồn gốc Trung Quốc xuất khẩu là không đáng kể và không gây ảnh hưởng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ.

Về việc liệu doanh nghiệp có lợi dụng chuyển lô nhôm thành hàng hóa tiêu thụ trong nước hay không, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết cơ quan chức năng sẽ giám sát chặt những hoạt động tại khu kho ngoại quan, đồng thời thực hiện áp thuế nhập khẩu đối với nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tiêu dùng trong nước.

Ông Tuấn Anh thông tin, kho ngoại quan là khu vực lưu giữ hàng hoá đã làm thủ tục hải quan để xuất ra nước ngoài. Trong trường hợp các mặt hàng nhập khẩu lại vào Việt Nam, hàng hoá sẽ được lưu giữ không quá 12 tháng. Các cơ quan chức năng của Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính đã có những biện pháp giám sát chặt chẽ.

Thuy Thuỷ - Thiện Nhân

Một nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng giả ngang nhiên hoạt động trong nhiều năm, tung ra thị trường 920 mã sản phẩm, tổng sản lượng khi bị phát hiện, thu giữ tới hơn 100 tấn, với doanh thu riêng một công ty trong hệ sinh thái lên tới 800 tỷ đồng chỉ trong ba năm. Khủng khiếp là vậy nhưng cả một hệ thống cơ quan chức năng đến chính quyền cơ sở tưởng chừng như mọi quy định, quy trình đều rất chặt chẽ đã bị các đối tượng "qua mặt", hoạt động sai phạm trong suốt một thời gian dài và chỉ bị lộ diện khi lực lượng Công an phát hiện, vào cuộc.

Liên quan đến vụ án mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy tại tỉnh Quảng Ninh do Nguyễn Hữu Đằng (SN 1967, trú phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) cầm đầu, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đến nay cơ quan này đã khởi tố, bắt giữ 13 đối tượng.

Năm nay chúng ta kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), việc đánh giá vai trò và những đóng góp của lực lượng tình báo CAND nói chung, Điệp báo An ninh miền Nam (ANMN) nói riêng có ý nghĩa quan trọng để khẳng định những đóng góp to lớn của công tác tình báo CAND trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước; đồng thời, rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.

Các nước trên thế giới đã chi khoảng 2.700 tỷ USD cho quân sự vào năm 2024, tăng 9,4% so với năm 2023 và là mức tăng theo năm mạnh nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Cách đây chưa lâu, Bộ Xây dựng cho biết sẽ nghiên cứu để đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2 nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, mua bán “lướt sóng”. Sau đó, khi trả lời cử tri về đánh thuế bất động sản thứ 2, Bộ Tài chính cho biết đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách có liên quan đến thuế bất động sản nhằm báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Nằm ngay giữa khu dân cư thôn Đồng Đang, xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá, nhiều năm qua, 2 trại chăn nuôi lợn (1 trại lợn nái, 1 trại lợn thịt) của hộ gia đình ông Nguyễn Hải Sơn đang khiến cuộc sống của người dân xung quanh bị đảo lộn bởi mùi hôi thối nồng nặc bốc lên mỗi ngày.

Ngày 1/5/2025 đánh dấu tròn 50 năm kể từ ngày Quảng Trị hoàn toàn giải phóng (1/5/1975 - 1/5/2025). Nửa thế kỷ đã trôi qua, từ một vùng đất bom đạn cày xới, Quảng Trị hôm nay đã vươn mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới của hòa bình và phát triển.

Theo Qatar, các cuộc đàm phán nhằm đảm bảo lệnh ngừng bắn mới trong cuộc chiến của Israel ở Gaza “đã có một chút tiến triển”, khi Liên hợp quốc đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp để Israel dỡ bỏ “lệnh phong tỏa toàn diện và hoàn toàn” đối với vùng lãnh thổ này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.