Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời việc xử lý dự án giao thông đội vốn, chậm tiến độ

14:21 05/06/2019
Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết đã điều chuyển một số giám đốc Ban quản lý dự án và kiểm điểm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ cuối năm, đồng thời với việc thanh tra và yêu cầu xử lý cán bộ. 


Cần quy trách nhiệm đến cùng

ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) nêu thực trạng hiện nay các dự án của ngành GTVT có nhiều tồn tại, trong đó có vấn đề để chậm tiến độ, đội vốn, chất lượng kém. Vậy trách nhiệm cá nhân có quy đến cùng không hay chỉ là trách nhiệm tập thể?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, vừa qua đã giao cho Thanh tra của Bộ để thanh tra tất cả những dự án mà báo chí và người dân phản ánh chất lượng. Cùng với đó, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước và Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công an đang tiến hành xử lý.

ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu

“Với những công trình chậm tiến độ do yếu tố khách quan như giải phóng mặt bằng, bố trí vốn không kịp thời thì chúng tôi kiểm điểm rút kinh nghiệm. Còn những dự án thuộc trách nhiệm chủ quan của các đơn vị liên quan thì chúng tôi xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, kể cả là chuyển hồ sơ qua Công an để xử lý”, ông nói.

Bộ trưởng cho hay, đa số các dự án đội vốn rơi vào dự án đường sắt đô thị. Đây là công nghệ mới, những dự án này được phê duyệt trước năm 2008. Năm 2008-2009 là khủng hoảng nghiêm trọng, năm 2009 trượt giá đến gần 20% và theo thống kê từ năm 2009-2013 trượt giá khoảng 49%, tức là có yếu tố trượt giá, có yếu tố công nghệ mới, có yếu tố thay đổi quy mô của chủ đầu tư nên một số dự án đội vốn.

“Tuy nhiên, chúng tôi cùng cơ quan chức năng, CQĐT vào cuộc để kiểm tra tất cả các dự án đội vốn. Những cá nhân, tổ chức nào vi phạm chắc chắn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Chúng tôi ủng hộ chủ trương này và nghĩ rằng các Ban quản lý dự án, các đơn vị thi công hiện nay đã biết rằng chúng ta thực hiện rất nghiêm các quy định của pháp luật, nhất là vấn đề sử dụng vốn của nhà nước”, Bộ trưởng khẳng định.

Về trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết đã điều chuyển một số giám đốc Ban quản lý dự án và kiểm điểm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ cuối năm, đồng thời với việc thanh tra và yêu cầu xử lý cán bộ. 

Cảm ơn Bộ trưởng đã trả lời câu hỏi, tuy nhiên nhận thấy câu trả lời đang còn né tránh, ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục tranh luận: “Không chỉ có 5 dự án đường sắt đội vốn mà trong tài liệu kiểm toán chúng tôi nghiên cứu thì còn có nhiều dự án đội vốn rất lớn. Đề nghị Bộ trưởng phải xem lại”, đại biểu nhận định, sau đó viện dẫn thâm các dự án đội vốn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể

Thứ nhất là dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Hình là 6 lần điều chỉnh và tăng mức đầu tư lên 3.956 tỷ đồng, rồi dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ của Ninh Thuận điều chỉnh 3 lần tăng 2.687 tỷ đồng, dự án tỉnh lộ Lộ Tẻ - Rạch Sỏi là 3 lần tăng 145 tỷ...

Ông đề nghị Bộ trưởng kiểm tra lại số liệu, đồng thời phải quy trách nhiệm đến cùng cá nhân nào gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí này để xử lý nghiêm, răn đe phòng ngừa cho những dự án sau.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, trong 3 dự án đại biểu Cầu phản ánh thì có 2 dự án do địa phương quản lý. “Chúng tôi nêu một số dự án mang tính chất vượt tổng mức đầu tư mà số lượng lớn; còn những dự án mấy chục tỷ hoặc một hai trăm tỷ đã được thể hiện trong báo cáo của kiểm toán”, ông lý giải.

Về trách nhiệm, tất cả các cơ quan của Bộ Giao thông, các Bộ làm chủ đầu tư các dự án và UBND các địa phương đều phải có trách nhiệm căn cứ vào kết quả kiểm toán để rà soát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân nếu do chủ quan mà vi phạm. Ông cũng bày tỏ sẽ tiếp thu ý kiến này của đại biểu Cầu.

Bộ đã chủ động mời Kiểm toán ngay từ đầu

ĐBQH Bùi Văn Phương (Ninh Bình) chất vấn: Sau khi kiểm toán 61 dự án BOT giao thông, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) giảm 222 năm thu phí của 61 dự án này. Trước đó, 2 Bộ Kế hoạch – Đầu tư (KH&ĐT) và Giao thông vận tải (GTVT) với nhiều lập luận cho rằng, KTNN không được kiểm toán các dự án BOT giao thông vì đây là các dự án của nhà đầu tư tư nhân.

Xin hỏi Bộ trưởng, vì sao 2 Bộ không muốn kiểm toán các dự án BOT giao thông, nếu KTNN không kiên quyết thì dân có phải trả tiền oan cho 222 năm của 61 dự án này không và có “lợi ích nhóm” ở đây hay không?

ĐBQH Bùi Văn Phương

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, ngay từ khi dự án BOT triển khai, Bộ GTVT và chủ doanh nghiệp BOT đều đã mời kiểm toán vào cuộc để kiểm toán, thậm chí mời cả Công an chứ không phải như thông tin nói rằng Bộ GTVT không đồng ý kiểm toán dự án.

“Gần như 100% dự án BOT được kiểm toán. Số liệu hơn 200 năm phải trả phí mà các đại biểu phản ánh, trong kỳ họp trước chúng tôi đã trả lời. Theo quy định của pháp luật, khi dự án được phê duyệt, chúng tôi sẽ ký hợp đồng nguyên tắc với nhà đầu tư. Nhà đầu tư triển khai xong, chúng tôi sẽ quyết toán” – Bộ trưởng nói.

Theo ông, căn cứ vào quyết toán thực tế sẽ điều chỉnh lại hợp đồng. Hợp đồng cuối cùng mới cho thu phí. Nếu kiểm toán căn cứ vào dự án khi mới được phê duyệt sẽ không đúng thực tế. “Chúng tôi đã giải trình một lần rồi. Số liệu hơn 200 là đúng nhưng chỉ đúng với dự án được duyệt. Số liệu thực tế quyết toán, thời gian thu phí đã giảm rất nhiều so với hợp đồng nguyên tắc ban đầu” – Bộ trưởng thông tin thêm.

Bấm nút tranh luận lại vấn đề này, ĐBQH Bùi Văn Phương cho biết, câu trả lời của Bộ trưởng không hề né tránh kiểm toán các dự án BOT mà đã chủ động mời KTNN vào cuộc có lẽ không thật chính xác.

“Vì tôi đang ngồi cạnh đồng chí Tổng KTNN, và thưa Bộ trưởng là chỉ mời kiểm toán 3 dự án: Hầm Đèo Cả, Trung Lương - Mỹ Thuận và Bắc Giang - Lạng Sơn. Còn trước đó Bộ GTVT cũng đồng ý với đề nghị của Bộ KH&ĐT là không được kiểm toán các dự án BOT”, đại biểu nêu.

Lý giải về nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay trong quá trình làm đã chỉ đạo các nhà đầu tư phải chủ động mời KTNN vào ngay từ đầu. “Chúng tôi chỉ đạo chứ không phải các nhà đầu tư đồng loạt đi thuê tư vấn vào kiểm toán. 50-60 dự án BOT là KTNN đã vào làm cùng với nhà đầu tư từng dự án. Đó là sự chỉ đạo của Bộ chứ không phải ý thức của từng nhà đầu tư”, Bộ trưởng giải bày.

Do đó, ông khẳng định ngay từ đầu Bộ đã chủ động, còn sau này hậu kiểm thì những vấn đề lớn như đại biểu nói, những dự án nào có vấn đề liên quan đến dư luận thì sẽ phối kết hợp để làm rõ hơn nữa.


An Quỳnh

Mặc dù là hai ông chủ đích thực của Hacofood Group và Rance Pharma cùng các công ty trong hệ sinh thái này, nhưng Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà đã chuyển giao cho Nguyễn Thành Luân và Nguyễn Văn Tú làm người đại diện pháp luật. Thực tế, Cường và Hà là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến phân phối tiêu thụ các sản phẩm.

Chiều 12/4, ông Phan Văn Tôn, Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng thông tin: lãnh đạo UBND huyện Hòa Vang đã trực tiếp kiểm tra, phát hiện vụ việc các đối tượng lợi dụng thi công đường cao tốc Hòa Liên – Túy Loan (Đà Nẵng) để khai thác khoáng sản trái phép. Đồng thời phối hợp với lực lượng Cảnh sát Kinh tế của Công an TP Đà Nẵng vào cuộc xác minh, xử lý đoàn xe chở khoáng sản này ra khỏi địa bàn thành phố.

Ngày 12/4, Mỹ và Iran bắt đầu các cuộc trao đổi cấp cao tại Oman nhằm thúc đẩy đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran, trong bối cảnh Mỹ đe dọa sẽ có hành động quân sự nếu không có thỏa thuận.

Chiều 12/4, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, sau khi nắm thông tin về vụ việc 2 cháu nhỏ bị bạo hành tại Nhóm trẻ C.C, trong sáng cùng ngày đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện phối hợp UBND xã Quế Mỹ đến thăm, động viên gia đình và nắm tình hình sức khỏe của 2 cháu; đồng thời chỉ đạo UBND xã Quế Mỹ ra thông báo tạm dừng hoạt động của nhóm trẻ này.

Liên quan đến hiện tượng bùn nước từ lòng đất phun trào trên bề mặt tại một thửa đất ở Phú Yên như Báo CAND đã thông tin, ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&TN) tỉnh Phú Yên cho biết, vừa nhận được văn bản báo cáo kết quả khảo sát của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra (QH&ĐT) Tài nguyên nước miền Trung thuộc Trung tâm QH&ĐT Tài nguyên nước quốc gia.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文