Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Không có “lợi ích nhóm” trong xử lý 12 đại dự án

16:31 31/10/2018
“Trong Ban chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, chúng tôi khẳng định không có “lợi ích nhóm” ở bất kỳ hoạt động nào trong xử lý vướng mắc tồn tại của các dự án này”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.


Tại Phiên chất vấn chiều 31-10, ĐBQH Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) đã chất vấn về việc xử lý các dự án thua lỗ, trong đó có Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. “Vì sao chậm, có “lợi ích nhóm” không, xử lý vi phạm có nghiêm minh không?”, ông đặt câu hỏi.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh xác nhận, Dự án Gang thép Thái Nguyên có chậm tiến độ vì có 2 việc lớn đặt ra: Một là tranh chấp pháp lý giữa Gang thép Thái Nguyên với Tổng thầu. Thứ hai là câu chuyện thoái vốn của Tổng Công ty Thép Việt Nam.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

Lý giải cụ thể các nguyên nhân, Bộ trưởng cũng khẳng định cả 12 dự án thua lỗ đều đã được xử lý đồng bộ, toàn diện các khía cạnh, trong đó có rà soát pháp lý và xem xét trách nhiệm.

Có 4 dự án đã được chuyển sang Cơ quan điều tra, 2 dự án đã bị khởi tố, đang tiếp tục điều tra các dự án khác có dấu hiệu vi phạm pháp luật như Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Nhiên liệu sinh học Bình Sơn; đã có nhiều cá nhân bị tạm giam phục vụ cho việc điều tra, xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Khẳng định không có chuyện bao che cho sai phạm, Bộ trưởng Công Thương cũng đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ Công an cung cấp thêm thông tin liên quan đến hoạt động thanh tra, điều tra đối với cá nhân vi phạm pháp luật.

“Trong Ban chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, chúng tôi khẳng định không có “lợi ích nhóm” ở bất kỳ hoạt động nào trong xử lý vướng mắc tồn tại của các dự án này”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

ĐBQH Nguyễn Tiến Sinh

Trong khi đó, ĐBQH Hà Thị Lan (Bắc Giang) chất vấn về “lỗ hổng” trong quản lý, để xảy ra tình trạng hàng nghìn container phế thải nhập khẩu ùn ứ tại các cảng biển, “biến nước ta trở thành bãi rác của thế giới”. Trách nhiệm chính thuộc về ai, xin Bộ trưởng cho biết.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, vấn đề này không phải cơ quan chức năng không biết, không chủ động mà thực tế là biết trước và Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu chính sách phòng ngừa từ xa.

Về một số nguyên liệu cần cho sản xuất thì được phép nhập, Bộ trưởng cho rằng “lỗ hổng” ở đây là chưa kiểm soát được hàng hoá vào lãnh thổ và chưa có cơ chế cơ quan gác cổng phối hợp với các cơ quan quản lý kiểm soát. “Giải quyết vấn đề này không khó. Trước khi các lô hàng vào thì yêu cầu tổ chức độc lập kiểm tra. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để giám định. Việc kiểm soát không cho nhập  khẩu phế liệu vào là trong tầm tay”, ông cho hay.

Đối với hướng xử lý số container phế thải tồn ở các cảng biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Chính phủ yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập về phải bỏ tiền ra tái xuất; với số lượng hơn 58% container nhập lậu, không có giấy tờ thì áp dụng một số biện pháp xử lý. Số này là chất thải do chứa rác, nên cơ quan chức năng sẽ lựa chọn doanh nghiệp đủ năng lực xử lý.

ĐBQH Hà Thị Lan

“Nhà nước sẽ không mất đồng nào vì doanh nghiệp có thể sử dụng hàng hoá này bán đấu giá, một phần dùng bù đắp chi phí, một phần để xử lý chất thải. Nếu làm được như vậy thì chỉ 2 tháng sẽ giải phóng được số lượng container đang tồn” – Bộ trưởng nhận định.

Giơ biển tranh luận, ĐBQH Trần Văn Minh (Quảng Ninh) cho rằng thông tin Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu chủ yếu xử lý vụ việc, chứ chưa bao quát vấn đề.

Theo báo cáo của Bộ có hơn 15.000 container đang tồn ở cảng, trong số này có container chứa phế liệu, chất thải. “Cử tri lo ngại số phế thải này có thể chứa chất thải nguy hại, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu không có giải pháp xử lý thích đáng” ông nói.

Đại biểu đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với trách nhiệm người đứng đầu Chính phủ phải giải thích, làm rõ hơn vấn đề này.


Bảo Quân

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文