Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Xử lý sim rác phải “bắt gà từ khi chưa mở chuồng”

17:35 18/04/2017
“Ngăn chặn ngay từ trong hệ thống, “bắt gà từ khi chưa mở cửa chuồng” chứ không phải “thả ra vườn rồi mới đi bắt” – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn nói về giải pháp xử lý sim rác, tin nhắn rác tràn lan ra thị trường tại phiên chất vấn chiều nay, 18-4.


Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đã chất vấn: “Tin nhắn rác, sim rác là vấn nạn lớn, gây bức xúc trong xã hội. Vừa qua, nhờ siết chặt, nạn sim rác đã giảm cơ bản nhưng chưa khắc phục một cách triệt để. Đặc biệt hôm qua Báo Vietnamnet đăng tin các đại lý sim thẻ của nhà mạng bán sim rác tràn lan. Đề nghị Bộ trưởng cho biết việc xác định, xử lý trách nhiệm với các nhà mạng sẽ được thực hiện ra sao và giải pháp như thế nào?”

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thừa nhận: “Tin nhắn rác, sim rác là một vấn nạn mà bản thân tôi cũng là một nạn nhân”. Theo ông, bản chất của nạn sim rác, tin nhắn rác là do việc bán sim tràn lan, không kiểm soát và nhiều thông tin cá nhân của người dân bị sử dụng trái phép. “Chúng ta đi ra nước ngoài, mua được một cái sim ở nước ngoài để sử dụng rất khó khăn. Như chuyến công tác của tôi tại Nhật, nhờ mua cái sim nhưng yêu cầu phải có hộ chiếu và sau 1 tuần mới có được sim, trong khi ở ta muốn mua bao nhiêu cũng được” – ông nói.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trả lời chất vấn chiều nay, 18-4

"Điều này thể hiện sự thiếu quản lý sát sao của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chức năng, trong đó có trách nhiệm của ngành Thông tin truyền thông, đương nhiên có trách nhiệm của người đứng đầu ngành. Chúng tôi nhận trách nhiệm vấn đề này”, ông nói.

Bộ trưởng cho rằng, vấn nạn sim rác, tin nhắn rác gây phiền hà cho người dân, và có nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin, cụ thể như trường hợp “đồng chí chủ tịch UBND Bắc Ninh bị tin nhắn rác đe doạ, khủng bố”, đồng thời làm lãng phí tài nguyên kho số quốc gia. Vấn đề này tồn tại nhiều năm không dẹp được do liên quan đến lợi ích của nhiều bên như: Nhà mạng hưởng lợi nhờ phát triển thuê bao, đại lý sim thẻ được lợi nhuận, còn người dùng được hưởng khuyến mại…

“Vừa qua, Bộ đã quyết tâm xử lý vấn đề này nhưng hiệu quả chưa cao, cách làm vẫn là “vừa thả gà vừa bắt gà”, không ngăn chặn từ đầu mà chỉ xử lý khi tin nhắn rác đã tràn lan ra thị trường. Cái này phải kiên quyết chặn ngay từ nguồn đầu ra của các nhà mạng, truy trách nhiệm của nhà mạng, nếu nhà mạng không xử lý được thì phải xử lý người đứng đầu” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Vì kho số của các nhà mạng do Bộ TT&TT cung cấp cho các nhà mạng và việc tán phát như thế nào là do nhà mạng, cho nên giải pháp của Bộ là ngăn chặn ngay từ trong hệ thống, “bắt gà từ khi chưa mở cửa chuồng” chứ không phải “thả ra vườn rồi mới đi bắt”. Theo ông, từ tháng 10-2016 đến nay Bộ đã thu hồi được 20 triệu sim rác.

ĐBQH Nguyễn Quốc Bình

Thực tế số lượng còn khá lớn, hiện Bộ TT&TT đang quyết liệt làm tiếp, trong đó triển khai nhiều giải pháp khác như: thu hồi sim 11 số; tăng cường, khuyến khích sử dụng sim trả sau, hạn chế sử dụng sim trả trước… “Ngày hôm qua chúng tôi công khai việc các đại lý bán sim rác đã kích hoạt trước ở Nghệ An là để tiếp tục xử lý. Bộ cũng đang phối hợp với Bộ Công an điều tra, xử lý các đại lý sai phạm…” Một giải pháp nữa để hạn chế sim rác là Bộ tăng cường khuyến khích người dùng sử dụng sim trả sau.

ĐBQH Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) tiếp tục chất vấn về nội dung này: “Tin nhắn rác, sim rác vẫn còn nhiều vấn đề, chưa được xử lý triệt để. Trong phần trả lời vừa rồi, Bộ trưởng đã xác định vấn đề nằm ở gốc là nhà mạng. Đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp, chế tài cụ thể đối với nhà mạng?”

Người đứng đầu Ngành TT&TT lý giải: Xử lý tin nhắn rác, sim rác phải chặn từ gốc, có nghĩa là xử lý nhà mạng. Ngoài việc xử phạt hành chính, Bộ TT&TT cũng phối hợp với Bộ tài chính để truy thu thuế của các doanh nghiệp này. Cùng với đó Bộ cũng đề nghị cơ quan truyền thông vào cuộc, đề nghị người dân truy nguồn phát tán tin nhắn rác, sim rác…

Quỳnh Vinh

Sáng 8/1, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm. Bị cáo Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước, đã bị buộc thôi việc từ ngày 19/9/2024) bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Tới đây, mô hình tổ chức có sự thay đổi, nhưng theo bà Nguyễn Minh Phương, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) vẫn sẽ giữ vững vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, giám sát thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Trong thời đại 4.0, việc lưu giữ những khoảnh khắc riêng tư của các cặp tình nhân bằng hình ảnh hay video không còn xa lạ. Tuy nhiên, việc quay clip nhạy cảm, ban đầu xuất phát từ sự tin tưởng và tình cảm, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là khi mối quan hệ kết thúc trong căng thẳng hoặc thù hận. Ngày càng nhiều vụ việc sử dụng clip nhạy cảm để tống tình, tống tiền đã xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng cho cả nạn nhân lẫn xã hội.

Ít nhất 13 binh sĩ Cuba đã mất tích sau vụ nổ xảy ra tại một kho vũ khí và đạn ở tỉnh Holguin, miền Đông nước này, lực lượng vũ trang Cuba thông tin cho biết vào cuối ngày 7/1 (giờ địa phương).

Gần đây, các trò chơi mang tính may rủi như "xé túi mù" (ám chỉ hình thức mở hộp ngẫu nhiên mua trên mạng) đang trở thành xu hướng nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, và YouTube.

Ngày 7/1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài khoảng 47 giây, ghi lại hình ảnh một người đàn ông chạy xe máy chặn trước đầu xe tải đang lưu thông, tay cầm cục gạch, có thái độ hung hăng, chửi bới người xung quanh, thách thức tài xế đánh nhau. Người đàn ông cầm cục gạch hô lớn "đường này của tao, mày xuống đây...", rồi lấy gạch đập vào xe tải và buông lời đe dọa, thách thức đánh nhau với tài xế xe tải, sau đó ném cục gạch về phía xe tải và bỏ đi.

Chỉ trong thời gian ngắn của những ngày cuối năm 2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đấu tranh, bắt giữ các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến đất đai với số tiền chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng/vụ án. Điều đáng nói, mặc dù cơ quan chức năng đã từng cảnh báo, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng vẫn không ít người dân “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo.

Sau khi thoả thuận, thống nhất giá mua bán, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc tiền từ 3 - 30 triệu đồng (tùy vào giá trị của xe máy, ô tô). Bọn chúng còn giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện xác minh, đề nghị nộp tiền để làm giấy tờ nhưng khi nhận được tiền chúng sẽ khoá máy, chặn liên lạc.

Nằm trong kế hoạch ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, hơn một tuần qua, Công an huyện Tây Hòa, Công an huyện Phú Hòa và Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên đã đánh sập 3 đường đánh bạc qua mạng Internet với tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính. Theo đó, nhiều vấn đề nóng được lãnh đạo Bộ Tài chính giải đáp theo các câu hỏi của phóng viên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文