Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau

09:36 18/10/2019
Tối 17-10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình "Cả nước chung tay Vì người nghèo" năm 2019.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự, phát biểu và trực tiếp phát động chương trình “ Cả nước chung tay Vì người nghèo” và Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2019.

Cùng dự chương trình có  nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư; Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia; Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Phạm Bình Minh; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương.

Chương trình truyền hình trực tiếp "Cả nước chung tay vì người nghèo" là sự kiện thường niên được tổ chức vào đúng ngày 17-10 (Ngày Quốc tế xóa nghèo và Ngày vì người nghèo Việt Nam) hằng năm.

Một tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng Chương trình “ Chung tay vì người
nghèo” năm 2019.

Theo Ban tổ chức, trong những năm qua, chương trình truyền hình trực tiếp "Cả nước chung tay vì người nghèo" nói riêng và vận động hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo nói chung đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo sát sao và phối hợp chặt chẽ từ Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan có liên quan. 

Bên cạnh đó, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ Trung ương đến các địa phương trong cả nước đã tích cực triển khai vận động Quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội; tiếp tục nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở về thực hiện mục tiêu Chương trình giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng và các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: TTXVN.

Qua đó đã vận động các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức phi Chính phủ, các Tập đoàn kinh tế, cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm... ủng hộ giúp đỡ người nghèo, thực hiện các chương trình an sinh xã hội.

Thông qua Chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" đã phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau từ mỗi cộng đồng dân cư cùng chăm lo cho người nghèo, củng cố, khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Kết quả của chương trình đã góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Theo Ban tổ chức, qua 3 năm triển khai (từ năm 2017-2019), số tiền ủng hộ người nghèo qua Quỹ "Vì người nghèo" và Chương trình an sinh xã hội là 9.656 tỷ đồng. Trong đó, ủng hộ qua Quỹ "Vì người nghèo" các cấp: 3.053 tỷ đồng, số tiền ủng hộ qua  chương trình an sinh xã hội là 6.603 tỷ đồng. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu, phát động Chương trình “ Cả nước
chung tay Vì người nghèo” và Tháng cao điểm “ Vì người nghèo” năm 2019.

Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Giảm nghèo là một chính sách lớn, luôn được Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc, vừa là mục tiêu phát triển bền vững. 

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng bình quân mỗi năm ngân sách Nhà nước đã dành khoảng 20% đầu tư, hỗ trợ trực tiếp cũng như thông qua các chương trình, các dự án, chính sách cho mục tiêu giảm nghèo. 

Đặc biệt, triển khai mạnh mẽ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, nhất là ở những vùng dân tộc, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; khu vực bị thiên tai, bão lũ.          

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao các ngành, các cấp, các doanh nhân, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trên mọi miền đất nước đã nhiệt tình hưởng ứng, tích cực tham gia đóng góp thiết thực vào công tác giảm nghèo bền vững thời gian qua. 

Cụ Đỗ Thị Mơ , 83 tuổi chia sẻ về quyết tâm vươn lên thoát nghèo (Chung tay-2).

Thủ tướng cũng cảm ơn đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, các cá nhân, các quốc gia, các tổ chức quốc tế, nhất là các chương trình phát triển của Liên hợp quốc, UNDP, Ngân hàng Thế giới đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc chống đói nghèo.

Khẳng định chương trình lần này chính là hoạt động quan trọng mở đầu Tháng cao điểm Vì người nghèo năm 2019, Thủ tướng đề nghị các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, đồng bào, chiến sĩ cả nước tiếp tục động viên, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn một cách trách nhiệm, tình thương, chia sẻ và thiết thực. 

Nhấn mạnh Việt Nam vẫn còn hơn 2 triệu hộ nghèo, cận nghèo, còn 2.000 xã, gần 20.000 thôn, bản đặc biệt khó khăn, hàng vạn cháu nhỏ chưa đủ áo ấm, suy dinh dưỡng, hàng triệu hộ nghèo…

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tiếp
nhận ủng hộ Quỹ Vì người nghèo.

Thủ tướng cho rằng, nỗ lực giảm nghèo cần được tiếp tục đẩy mạnh với sự kiên trì, bền bỉ. Mỗi năm tới đây, Việt Nam cần làm tốt hơn, hiệu quả hơn, cần sớm hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững về giảm nghèo theo chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết.

Bằng hành động cụ thể, ngay tại chương trình Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp bấm điện thoại ủng hộ và kêu gọi toàn thể đồng bào, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam ở nước ngoài hãy cùng nhau bấm điện thoại ủng hộ cho Quỹ “Vì người nghèo” nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho người nghèo, vùng nghèo bị thiên tai.

Ngay tại chương trình này, theo công bố từ Ban Tổ chức, đã có 143 cơ quan tổ chức doanh nghiệp đăng ký ủng hộ Quỹ vì người nghèo và chương trình an sinh xã hội với tổng số tiền 877 tỷ đồng. Tính đến 22h ngày 17-10 số tiền ủng hộ qua tin nhắn cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 là 5,1 tỷ đồng.

Tâm Phạm

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文