ASEAN ra tuyên bố hồi phục kinh tế, đối phó với COVID - 19

19:30 11/03/2020
 Tuyên bố chung truyền tải sự đồng cảm đến tất cả các nước ASEAN cũng như ngoài ASEAN đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này; nhắc lại Tuyên bố của nước Chủ tịch về một ASEAN Chủ động thích ứng với sự bùng phát của dịch COVID-2019, trong đó nhấn mạnh “tầm quan trọng của sự đoàn kết trong ASEAN và tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng của Cộng đồng ASEAN trong việc đối mặt với sự bùng nổ của COVID-19 và những thách thức tương tự”.

Trong khuôn khổ chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) hẹp lần thứ 26 tại thành phố Đà Nẵng, chiều 11/3, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã ra Tuyên bố chung về tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của ASEAN để đối phó với COVID-19. Qua đó, ghi nhận nỗ lực hiện nay của từng quốc gia thành viên ASEAN, các cơ quan ngành ASEAN cũng như các nền kinh tế khác trong việc kiểm soát sự lây lan và ảnh hưởng của dịch COVID-19; tuyên dương đóng góp của các nhân viên y tế và phi y tế đã giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

 Tuyên bố nhấn mạnh “tầm quan trọng của sự đoàn kết trong ASEAN và tinh thần Gắn kết và Chủ động thíc ứng của Cộng đồng ASEAN trong việc đối mặt với sự bùng nổ của COVID-19 và những thách thức tương tự”. 

Các Bộ trưởng cũng nhận thấy các tác động bất lợi của sự bùng phát dịch COVID-19 đối với nền kinh tế, bao gồm đối với các ngành du lịch, sản xuất, bán lẻ và các dịch vụ khác… cũng như là sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và thị trường tài chính; nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết đối với các nỗ lực phối hợp để tránh các tác động bất lợi cho nền kinh tế toàn cầu do sự bùng phát của COVID-19.

Các Bộ trưởng ghi nhận Tuyên bố báo chí của Chủ tịch về COVID-19 do Hội đồng Điều Phối ASEAN (ACC) được đưa ra tại Vientaine, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hôm 20/2, khẳng định cam kết của khu vực trong việc duy trì các chính sách mở cửa kinh tế và hội nhập của ASEAN và thúc đẩy khả năng phục hồi khu vực, sẵn sàng tìm kiếm sự hợp tác với các đối tác ngoại khối và cộng đồng quốc tế để tăng cường các biện pháp sẵn sàng và ứng phó nhằm giảm thiểu và loại bỏ các tác động của COVID-19; Các Bộ trưởng thể hiện sự đồng ý rằng các biện pháp hạn chế di chuyển qua biên giới phải dựa trên các cân nhắc về sức khoẻ cộng đồng và không nên hạn chế thương mại trong khu vực một cách không cần thiết.

Tuyên bố chung cũng đồng ý thực hiện các hành động chọn lọc để giảm thiểu tác động kinh tế của dịch COVID-19 nhằm: cam kết tiếp tục duy trì mở cửa thương mại và đầu tư trong ASEAN; tăng cường chia sẻ thông tin trong khu vực và phối hợp để đối phó với các thách thức kinh tế do sự bùng phát của COVID-19; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị doanh nghiệp, hiệp hội để củng cố hình ảnh Đông Nam Á là trung tâm thương mại đầu tư và du lịch của khu vực; tận dụng công nghệ và thương mại số để hỗ trợ và cho phép các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tiếp tục hoạt động; tăng cường khả năng phục hồi và tính bền vững của chuỗi cung ứng, thông qua sự minh bạch, kịp thời và đặc biệt là nỗ lực chung để đẩy nhanh việc thực hiện Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN (MPAC) 2025.

Tuyên bố chung nhấn mạnh các hành động để củng cố hợp tác kinh tế ASEAN với các đối tác ngoại khối để tổng hợp các sáng kiến nhằm tăng cường chuỗi cung ứng khu vực để làm ổn định và giảm rủi ro trước những cú sốc bên trong và bên ngoài; xây dựng các nền tảng để tạo thuận lợi thương mại hiện có trong ASEAN, như Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), để thúc đẩy và hỗ trợ kết nối chuỗi cung ứng; kiềm chế các hành động để không tạo ra áp lực lạm phát không cần thiết hoặc không ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực trong khu vực, nỗ lực để đảm bảo nguồn cung hàng hoá và nhu yếu phẩm và tiếp tục dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là các hàng rào cản trở dòng chảy hàng hoá, dịch vụ trong chuỗi cung ứng và tránh áp dụng các biện pháp phi thuế quan mới, không cần thiết.

Tuyên bố chung trên cũng đã khép lại chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) hẹp lần thứ 26. Theo kế hoạch dự kiến, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 và các hội nghị liên quan sẽ được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 6 đến ngày 9/4.


Hoài Thu

Sáng 18/11, trong quá trình lực lượng chức năng thực hiện đảm bảo ANNT, cưỡng chế thu hồi đất, nhóm các đối tượng thành viên trong gia đình bà Nhan – ông Điền đã dùng bom xăng, xe cuốc, hung khí tấn công lực lượng chức năng, khiến 5 CBCS bị thương, nhiều phương tiện, máy móc của đơn vị thi công công trình bị hư hại.

Để tránh sự phát hiện, các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả ngụy trang trên trang thương mại điện tử Lazada hoặc trên sàn giao dịch điện tử Bambooship để tạo các đơn vận chuyển với nội dung giả là sản phẩm linh kiện điện tử. Thực tế, trong mỗi kiện hàng là thuốc lá nhập lậu để gửi đến các tỉnh, thành phố để tiêu thụ. 

Tâm thấy dải phân cách trồng nhiều bụi cau kiểng có chiều cao che khuất tầm nhìn các bảng quảng cáo nên nảy sinh ý định thuê người cưa các bụi cây cau kiểng để tạo khoảng trống, không bị khuất tầm nhìn. Tâm đã thuê 3 đối tượng chặt 9 cây cau kiểng với giá 15 triệu đồng.

Ngày 18/11, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa bắt giữ 2 phụ nữ dùng xe ôtô vận chuyển ma túy từ thị xã La Gi tới TP Phan Thiết, Bình Thuận để kiếm 500 nghìn đồng tiền công.

Sau 2 tuần lao dốc, giá vàng đã có phiên đảo chiều tăng mạnh, kéo kim loại quý trở lại “quỹ đạo” tăng giá.

Theo thống kê của Bộ Công an, trong 10 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 38 vụ giết người do đối tượng có vấn đề về sức khỏe tâm thần gây ra, khiến 41 nạn nhân bị thương vong. Trong 38 vụ, có 31 vụ là do đối tượng tâm thần, có biểu hiện tâm thần gây án, xảy ra tại 22 địa phương; 7 vụ do các đối tượng sử dụng ma túy dẫn đến ảo giác, loạn thần gây án.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư số 32/2024 quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, do trung ương quản lý. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文