Các xu hướng lớn trên thế giới hậu COVID-19

18:42 15/04/2021
Ngày 15/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao và Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức và đồng chủ trì Tọa đàm quốc tế về “Các xu hướng lớn trên thế giới hậu COVID-19: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam”.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Tọa đàm. 

Tham dự Tọa đàm có Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam Kamal Malhotra, cùng với đại diện từ các bộ, ngành, tổ chức có liên quan, các chuyên gia quốc tế hàng đầu của các tổ chức thuộc hệ thống của LHQ.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh đến tác động to lớn, nhanh chóng và phức tạp của dịch COVID-19 đối với thế giới. Kinh tế thế giới suy giảm mạnh chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, nhưng chuyển đổi số lại được thúc đẩy mạnh mẽ, mang lại cả cơ hội và thách thức to lớn đối với mọi quốc gia. 

Ngoài ra, chiến lược và mô hình phát triển của nhiều quốc gia đứng trước sức ép phải thay đổi khi đại dịch COVID-19 đang làm bộc lộ rõ hơn những tồn tại, tính thiếu bền vững trong mô hình sản xuất và tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, nâng cao tính bền vững, gia tăng tính bền bỉ, thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế hài hòa với xu hướng xanh bảo vệ môi trường đã trở thành nhu cầu tất yếu của các chính phủ và doanh nghiệp. thế phát triển lớn của thế giới, thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. 

Trên tinh thần đó, Bộ trưởng đề nghị Tọa đàm thảo luận tập trung vào đánh giá những xu hướng toàn cầu quan trọng, nhất là các xu hướng có thể tạo cơ hội cho Việt Nam bứt phá về phát triển; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, đánh giá các bài học trong việc tận dung các xu hướng toàn cầu để phục hồi kinh tế hậu COVID-19; đề xuất ưu tiên chính sách trong chiến lược phát triển của Việt Nam để tận dụng các xu thế toàn cầu hậu COVID-19, phù hợp với các đặc điểm, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và ưu tiên phát triển của Việt Nam.
Điều phối viên thường trú của LHQ  tại Việt Nam Kamal Malhotra đã nhấn mạnh tới một số xu thế lớn quan trọng, tác động tới thế giới và khả năng kiến tạo tương lai tốt hơn của các quốc gia cũng như mối quan ngại ngày càng lớn đối với ba cuộc khủng hoảng của trái đất là biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm. 
Các chuyên gia quốc tế chia sẻ những ý kiến về xu hướng lớn trên thế giới hậu COVID-19 tại Tọa đàm. 

Đại diện LHQ cũng nhận định, những căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, cũng như tác động của tình hình này đến hợp tác đa phương, ẩn chứa nguy cơ xói mòn những giá trị phổ quát của nền quản trị toàn cầu; sự bất bình đẳng diễn ra trên diện rộng trong quá trình phân phối vaccine ngừa COVID-19 giữa các quốc gia có thể tiếp tục làm suy giảm hợp tác đa phương ở quy mô rộng hơn trong những năm tới. 

Tập trung thảo luận và đánh giá về các xu hướng lớn trên thế giới giai đoạn hậu COVID-19, Tọa đàm được chia thành ba phiên thảo luận chính về chuyển đổi số, chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo hướng bao trùm, tự cường và bền vững, và phục hồi xanh. 

Trên cơ sở các ý kiến, các đại biểu đã đưa ra một số gợi ý về chính sách nhằm giúp Việt Nam tranh thủ được các xu hướng lớn của thế giới, kết hợp hiệu quả nguồn ngoại lực này với sức mạnh quốc gia, tạo thành sức mạnh tổng hợp, giúp Việt Nam đạt được các đột phá, hướng tới các mục tiêu phát triển đề ra tại Đại hội XIII.

Duy Tiến

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文