Sóc Trăng:

Cán bộ phường tìm mọi cách xà xẻo các nguồn thu

14:26 03/06/2019

Trong vòng 2 năm (từ 2017 đến đầu 2019), hai Chủ tịch UBND phường 6, TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), cùng các thuộc cấp tìm mọi cách để xà xẻo các khoản thu với số tiền trên 1,2 tỷ đồng. Thanh tra buộc họ phải nộp số tiền này vào Kho bạc và sẽ bị xử lý kỷ luật tiếp theo.


Ngày 3-6, ông Nguyễn Văn Quận - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng, cho biết: “Thành phố sẽ xử lý nghiêm những cán bộ UBND phường 6 sai phạm. Trước mắt yêu cầu các cá nhân khắc phục sai phạm, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy sẽ kiểm điểm xử lý về mặt Đảng, sau đó UBND thành phố sẽ xem xét kỷ luật về mặt chính quyền”. 

Trước đó, Thanh tra TP Sóc Trăng chính thức có kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thu, chi ngân sách; các nguồn thu, chi khác và việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại UBND phường 6. 

Theo kết luận thanh tra, ông Nguyễn Hữu Thái – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường, bà Huỳnh Thị Loan Thảo, nguyên Chủ tịch UBND phường 6 (nay là Trưởng ban KT-XH HĐND TP Sóc Trăng), đã chỉ đạo thuộc cấp phù phép nhiều khoản thu từ cho thuê mặt bằng nhưng nộp không đầy đủ vào ngân sách, không mở sổ sách theo dõi. Khi bị thanh tra thì lấp liếm, không báo cáo tiền mặt đang giữ và các nội dung chi. Tổng số tiền sai phạm đề nghị thu hồi trên 1,2 tỷ đồng. 

Trụ sở UBND phường 6, nơi một số cán bộ chủ chốt tìm mọi cách xả xẻo các nguồn thu.

Theo kết luận thanh tra, công tác quản lý thu, chi ngân sách hàng năm phải thực hiện qua Kho bạc Nhà nước theo quy định. Hệ thống chứng từ kế toán thu, chi được sử dụng trên phần mềm kế toán. 

Tuy nhiên, UBND phường 6 lại thực hiện quy trình ngược. Bà Trần Châu Hạnh là kế toán nhưng không trực tiếp quản lý phần mềm kế toán và cũng không trực tiếp lập chứng từ  kế toán. Trong khi bà Lương Mạnh Duy là thủ quỹ nhưng lại được lãnh đạo phường tin tưởng làm thay công việc của kế toán. 

Kết quả thanh tra cho thấy, những khoản thu do địa phương quản lý, lãnh đạo UBND phường 6 tìm mọi cách để xà xẻo cho bằng được. Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán, UBND phường 6 phân lô mặt bằng vỉa hè cặp bờ sông Maspero và đường Điện Biên Phủ cho các hộ mua bán cây cảnh thuê, tổng thu trên 232 triệu đồng. Thay vì nộp ngân sách, ông Thái, bà Thảo chỉ đạo giữ lại chi cho các đơn vị ở phường; mua quà, chi hỗ trợ Ban Chấp hành, Ban Thường vụ phường. 

Ngoài ra, UBND phường 6 còn cho các hộ kinh doanh thuê mặt bằng vỉa hè đường Hồ Nước Ngọt để bán chợ đêm. Tổng số tiền tiền thu được 748 triệu đồng, nhưng chỉ nộp ngân sách 524 triệu đồng, còn 223 triệu đồng chi cho những người không đi du lịch, tiếp khách… 

Khi xây dựng nhà tiền chế Khu phố 1 và Khu phố chợ Bông Sen do tiểu thương đóng góp, UBND phường 6 không nộp ngân sách trên 323 triệu đồng, đồng thời cũng không mở sổ sách theo dõi.

Theo kết luận thanh tra, UBND phường 6 giao chỉ tiêu cho các Khóm, vận động quỹ khuyến học nhằm hỗ trợ các em học sinh đạt thành tích cao trong học tập, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong hơn 2 năm, phường vận động được 93 triệu đồng nhưng chỉ chi trên 32 triệu đồng, còn 52 triệu đồng tạm ứng chi cho các hoạt động khác nên Quỹ khuyến học… chỉ còn 8 triệu đồng. 

Thực hiện kế hoạch của UBND TP Sóc Trăng, vào dịp Tết Nguyên đán, UBND phường 6 tổ chức vận động các nhà hảo tâm ủng hộ, chăm lo cho gia đình chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… được 781 triệu đồng. Thay vì chi hết, các cán bộ phường ém lại gần 43 triệu đồng. 

Tết Nguyên đán 2018, UBND phường 6 lập danh sách chi hỗ trợ tiền cho 105 hộ nghèo, thoát nghèo với số tiền 31,5 triệu đồng (300.000 đồng/hộ). Nhưng thực tế chi chỉ 19,5 triệu đồng… ăn chặn 12 triệu đồng.  

Tết Nguyên đán 2019, phường lập danh sách chi cho 75 hộ nghèo số tiền 22,5 triệu đồng. Tuy nhiên, UBND phường 6 không hề chi khoản tiền này cho người nghèo ăn tết mà chỉ phát quà do các mạnh thường quân hỗ trợ. Trong khi đó số tiền này được chi cho ông Thái, ông Lê Quyết Liệt, Phó Chủ tịch UBND phường và bà Lương Mạnh Duy.

Ngoài ra, theo kết luận thanh tra, tại UBND phường 6 còn nhiều khoản chi vô tội vạ như: Quỹ vì người nghèo; Ban bảo vệ dân phố; Ban nhân dân khóm đã nghỉ việc nhưng vẫn được thanh thanh toán tiền. 

Để xảy ra những sai sót nói trên, trách nhiệm thuộc về ông Nguyễn Hữu Thái, Chủ tịch UBND phường 6; bà Huỳnh Thị Loan Thảo, nguyên Chủ tịch UBND phường 6 (nay là Trưởng ban Kinh tế - Xã hội HĐND TP Sóc Trăng); bà Trần Châu Hạnh là kế toán và thủ quỹ Lương Mạnh Duy. 

Thanh tra TP Sóc Trăng buộc thu hồi trên 1,2 tỷ đồng, trong đó thu hồi của ông Thái gần 252 triệu đồng, thu hồi của bà Thảo 348 triệu đồng, thu hồi của bà Hạnh 31 triệu đồng và thu hồi của bà Duy gần 598 triệu đồng.

Đức Văn - C.X

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文