Một số vấn đề đóng góp ý kiến trong quá trình sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2015:

Cần sửa đổi quy định về tội xâm phạm sở hữu công nghiệp

10:02 15/05/2017
Tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” được quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 1999 và sửa đổi năm 2009 theo hướng quy định chi tiết hơn hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng như tăng mức hình phạt đối với hành vi này. Đến Bộ luật hình sự năm 2015, tội danh này được quy định tại Điều 226.

Điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 đối với tội danh này là tăng mức hình phạt tiền trong từng điều khoản và bổ sung chủ thể là pháp nhân thương mại tại khoản 5. Những điểm mới này của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 là phù hợp với tình hình thực tiễn về diễn biến tội phạm cũng như tăng mức răn đe đối với người phạm tội. Tuy nhiên, cần xem xét lại việc đặt tên điều luật chưa phù hợp với nhóm quan hệ được bảo vệ theo luật chuyên ngành.

Tại khoản 1, Điều 226 BLHS quy định “Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam….”. Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp chỉ giới hạn bởi hai đối tượng duy nhất là “nhãn hiệu” hoặc “chỉ dẫn địa lý”. Ngay việc dùng từ “hoặc” trong điều khoản này đã là không phù hợp bởi đây là hai đối tượng khác nhau hoàn toàn về bản chất cũng như các quy định pháp lý liên quan đến việc thiết lập, bảo hộ và sử dụng theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan.

Tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” (Khoản 16) và “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” (Khoản 22). Do vậy, cần thay từ “hoặc” trong nội dung này bằng dấu phẩy (“,”) sẽ hợp lý hơn.

Thông thường, tên điều luật là nội dung tổng quát phản ánh hành vi và nhóm quan hệ bảo vệ. Theo cách đó, khi đọc điều luật “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”, chúng ta sẽ hiểu rằng là toàn bộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định sẽ là đối tượng được bảo vệ tại điều này. Tuy nhiên, nội dung khoản 1 điều này chỉ giới hạn bởi hai đối tượng sở hữu công nghiệp duy nhất là “nhãn hiệu” và “chỉ dẫn địa lý” là không hợp lý và đang bỏ lọt các quyền sở hữu công nghiệp khác không được bảo vệ.

Căn cứ vào tên tội danh ta thấy nhóm quyền được bảo vệ ở đây là “Quyền sở hữu công nghiệp”. Theo quy định tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.

Các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được quy định khá chi tiết tại Chương VII - Phần thứ ba, Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng loạt các đối tượng sở hữu công nghiệp khác chưa được bảo vệ tại điều này hoặc các điều luật khác của BLHS 2015, bao gồm: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạnh tích hợp, tên thương mại, bí mật kinh doanh. Trong khi trên thực tế hiện nay hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp, gây thiệt hại lớn đến các chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng.

Do vậy, việc điều chỉnh đối tượng sở hữu công nghiệp tại Điều 226 này theo hướng mở rộng quyền sở hữu công nghiệp phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) là phù hợp và cần thiết nhằm tránh trường hợp bỏ lọt hành vi phạm tội.

Ths.Luật sư Lê Văn Quý

Phát biểu trong lễ công bố nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương, tổ chức tại TP Hồ Chí Minh sáng 30/6 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Đến thời điểm này, đội ngũ chúng ta đã chỉnh tề, hàng lối đã ngay ngắn, cả dân tộc cùng hành quân vươn tới tương lai rực rỡ của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, vì một Việt Nam phát triển bền vững”...

Dự báo, từ tối và đêm 10/7 đến ngày 12/7, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có lượng mưa phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 300mm, cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn trên 150mm/3 giờ. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, khu đô thị, khu công nghiệp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Bộ Y tế vừa công khai danh sách các doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) trong 3 tháng, tổng số tiền phạt lên tới 359 triệu đồng, buộc thu hồi hơn 460 phiếu kiểm nghiệm, tiêu hủy sản phẩm, cải chính thông tin quảng cáo sai phạm.

Ngày 10/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển Viện KSND tỉnh đề nghị truy tố bị can Nguyễn Thị Hồng Bích (SN 1986) ngụ xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch (nay xã Phước An, tỉnh Đồng Nai) về các tội: “Giết người” và “Tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép chất độc”…

Sáng 10/7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.