Một số vấn đề đóng góp ý kiến trong quá trình sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2015:

Cần sửa đổi quy định về tội xâm phạm sở hữu công nghiệp

10:02 15/05/2017
Tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” được quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 1999 và sửa đổi năm 2009 theo hướng quy định chi tiết hơn hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng như tăng mức hình phạt đối với hành vi này. Đến Bộ luật hình sự năm 2015, tội danh này được quy định tại Điều 226.

Điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 đối với tội danh này là tăng mức hình phạt tiền trong từng điều khoản và bổ sung chủ thể là pháp nhân thương mại tại khoản 5. Những điểm mới này của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 là phù hợp với tình hình thực tiễn về diễn biến tội phạm cũng như tăng mức răn đe đối với người phạm tội. Tuy nhiên, cần xem xét lại việc đặt tên điều luật chưa phù hợp với nhóm quan hệ được bảo vệ theo luật chuyên ngành.

Tại khoản 1, Điều 226 BLHS quy định “Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam….”. Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp chỉ giới hạn bởi hai đối tượng duy nhất là “nhãn hiệu” hoặc “chỉ dẫn địa lý”. Ngay việc dùng từ “hoặc” trong điều khoản này đã là không phù hợp bởi đây là hai đối tượng khác nhau hoàn toàn về bản chất cũng như các quy định pháp lý liên quan đến việc thiết lập, bảo hộ và sử dụng theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan.

Tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” (Khoản 16) và “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” (Khoản 22). Do vậy, cần thay từ “hoặc” trong nội dung này bằng dấu phẩy (“,”) sẽ hợp lý hơn.

Thông thường, tên điều luật là nội dung tổng quát phản ánh hành vi và nhóm quan hệ bảo vệ. Theo cách đó, khi đọc điều luật “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”, chúng ta sẽ hiểu rằng là toàn bộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định sẽ là đối tượng được bảo vệ tại điều này. Tuy nhiên, nội dung khoản 1 điều này chỉ giới hạn bởi hai đối tượng sở hữu công nghiệp duy nhất là “nhãn hiệu” và “chỉ dẫn địa lý” là không hợp lý và đang bỏ lọt các quyền sở hữu công nghiệp khác không được bảo vệ.

Căn cứ vào tên tội danh ta thấy nhóm quyền được bảo vệ ở đây là “Quyền sở hữu công nghiệp”. Theo quy định tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.

Các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được quy định khá chi tiết tại Chương VII - Phần thứ ba, Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng loạt các đối tượng sở hữu công nghiệp khác chưa được bảo vệ tại điều này hoặc các điều luật khác của BLHS 2015, bao gồm: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạnh tích hợp, tên thương mại, bí mật kinh doanh. Trong khi trên thực tế hiện nay hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp, gây thiệt hại lớn đến các chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng.

Do vậy, việc điều chỉnh đối tượng sở hữu công nghiệp tại Điều 226 này theo hướng mở rộng quyền sở hữu công nghiệp phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) là phù hợp và cần thiết nhằm tránh trường hợp bỏ lọt hành vi phạm tội.

Ths.Luật sư Lê Văn Quý

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文