Chủ tịch Hồ Chí Minh với những ngày 19-5

19:03 18/05/2018
Ngày 19-5-1890, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (thường gọi là làng Chùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đối với mỗi người dân Việt Nam, đây là ngày rất thiêng liêng, ngày đã đi vào lịch sử của dân tộc.


Nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xin giới thiệu một số hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày sinh nhật (từ 1941 khi Người về nước lãnh đạo phong trào cách mạng) với mong muốn giúp bạn đọc có thêm tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.

19/5/1941: (từ ngày 10 đến ngày 19-5), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương họp tại Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng. Hội nghị đã xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết nhất của cách mạng Đông Dương.

19/5/1946: Tại Bắc Bộ Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp đại biểu thiếu nhi Thủ đô, tự vệ, hướng đạo và hơn 50 đại biểu Nam Bộ đến chúc mừng sinh nhật Người. Trong ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp phóng viên hãng Thông tấn Pháp AFP.

19/5/1947: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp cán bộ, các đồng chí phục vụ đến chúc mừng sinh nhật Người tại Sơn Dương, Tuyên Quang. Các đồng chí phục vụ chuẩn bị sẵn một bó hoa rừng để tặng Bác. Bác rất xúc động và đề nghị dành những bông hoa đó đi viếng mộ một đồng chí của Văn phòng mới mất trước đó ít ngày do bệnh sốt rét.

Từ chiếc máy chữ này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đời nhiều văn kiện liên quan đến vận mệnh đất nước.

19/5/1948: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi cụ Phùng Lục – Phụ lão cứu quốc ở Ứng Hòa, Hà Đông đã có thành tích trong phong trào quyên góp ủng hộ quỹ kháng chiến và thực hiện Đời sống mới. Cùng ngày, Người viết thư cảm ơn Quốc hội, Chính phủ, đoàn thể, bộ đội, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài đã chúc thọ Người nhân ngày sinh nhật.

19/5/1949: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài thơ “Không đề” trả lời ý kiến của cán bộ và nhân dân đề nghị tổ chức mừng sinh nhật Người.

          “Dịch thơ:  Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà.

                             Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già.

                             Chờ cho kháng chiến thành công đã,

                             Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta”.

Cùng ngày, Người đã gửi phần thưởng cho 3 nhân viên Ủy Ban kháng chiến hành chính các xã Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nam Dư Hạ (Hà Nội).

Giữa rừng sâu Việt Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, Bác Hồ kính yêu vẫn luôn giành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng những tình cảm đằm thắm nhất.

19/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ chúc thọ mừng Người tròn 60 tuổi do Chính phủ tổ chức tại An toàn khu Việt Bắc. Dịp này, Người viết bài thơ cảm ơn:

          “Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán

          So với ông Bành(1) vẫn thiếu niên.

          Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe,

          Trần mà như thế kém gì tiên”.

          ((1) Trong dân gian Trung Quốc có truyền tụng câu chuyện về cụ Bành Tổ sống thọ mấy trăm tuổi ).

19/5/1951: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các đại biểu Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận... đến chúc thọ Người. Sau đó Người tiếp các nhà báo, trả lời về chính sách của Chính phủ, về quan hệ Quốc tế và vấn đề hòa bình thế giới.

Cùng ngày Người gửi thư cho Anbe Clavie, hạ sĩ quan Pháp đã chạy sang hàng ngũ của ta, Người cảm ơn Anbe vì những lời chúc thọ nhân ngày sinh nhật và vì những đóng góp của Anbe vào phong trào mua công trái của Chính phủ Việt Nam. Trong ngày, Người ký Quyết định số 25/QĐ ân xá cho 2 phạm binh và ân giảm hạn tù cho 16 phạm binh khác.

19/5/1952: Với bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Giặc Pháp phản Đức chúa” đăng báo Nhân Dân số 58 ra ngày 19/5/1952, tố cáo tội ác của Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và giết hại những người dân lương, giáo vô tội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phòng làm việc ở căn cứ Việt Bắc.

19/5/1953: Tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm các cháu Mẫu giáo nhỏ tuổi, con em của cán bộ các cơ quan Trung ương. Người nhắc nhở các cô giáo phải chăm sóc và nuôi dạy các cháu thật chu đáo.

Nhân sinh nhật lần thứ 63, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm bài thơ Chữ Hán “Thất cửu”:

          “Chưa năm mươi đã kêu già

          Sáu ba, mình vẫn nghĩ là đương trai.

          Sống quen thanh đạm nhẹ người,

          Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung”.

          (“Thất, cửu”: bẩy, chín) chỉ tuổi 63 của tác giả (7 x 9 = 63).

Cùng ngày, Người ký Sắc lệnh số 16/SL thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất cho bộ đội Kiến An có nhiều thành tích diệt địch, phá hủy nhiều vũ khí của địch trong tháng 4/1953.

 19/5/1954: Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được nhiều thư, điện của cán bộ, nhân dân, quân đội, thiếu nhi... gửi chúc thọ Người và tiếp nhiều đoàn đến chúc thọ.

Cùng ngày, với bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Phi la tốp”, đăng báo Nhân Dân số 186 (từ ngày 19/5 đến 21/5/1954), bài báo viết về khả năng sản xuất loại thuốc mới của Y tế Việt Nam.

19/5/1955: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà máy xe lửa Gia Lâm Hà Nội, nói chuyện với những cán bộ, công nhân nhà máy Người căn dặn “Muốn thi đua cho có kết quả thì phải đoàn kết, phổ biến kinh nghiệm cho nhau, bền gan và cố gắng học tập”.
Bác Hồ đến thăm, nói chuyện với cán bộ, công nhân Nhà máy xe lửa Gia Lâm ngày 19/5/1955.

19/5/1956: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhiều đoàn cán bộ, đại biểu các tầng lớp nhân dân đến chúc mừng sinh nhật lần thứ 66 của Người.

19/5/1957: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Chùa Thầy, xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây.

19/5/1958: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Chùa Hương Tích, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Người căn dặn cán bộ, nhân dân địa phương phải trồng nhiều cây dọc 2 bờ Suối Yến, phải bảo vệ và xây dựng thắng cảnh đẹp hơn để ngày càng có nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm.

19/5/1959: Chủ tịch thăm nhà máy Rượu Hà Nội. Qua các phân xưởng sản xuất, thấy công nhân phải làm việc nặng nhọc, Người nói với cán bộ nhà máy “Các chú phải cải tiến để tăng năng suất, giảm bớt sức lao động”. Cùng ngày, Người đến thăm Núi Thầy và vãn cảnh Chùa Tây Phương ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Tây. Người gửi tặng Huy hiệu cho 1 học sinh ở trường tiểu học Trung Hoa (Hà Nội) nhặt được của rơi, trả lại người mất.

19/5/1960: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định khen thưởng cho một số cá nhân và đơn vị xuất sắc trong phong trào làm phân bón.

19/5/1961; 1962: Chủ tịch Hồ Chí Minh công tác tại nước ngoài.

19/5/1963: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam, phát biểu với hội nghị, Người nêu rõ chính sách, phương châm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác nghiên cứu, phổ biến khoa học.

19/5/1964: Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 74, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của tạp chí MaiNôrily Ốpoăn – Tạp chí của một nhóm trí thức tiến bộ Mỹ xuất bản. Nội dung trả lời phỏng vấn về tình hình ở Việt Nam và cuộc xâm lược của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.

19/5/1965: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh số 54-LCT về việc truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho đồng chí Bí thư Đảng Bộ Tổng Cục đường sắt Trần Quang Sơn.

19/5/1966; 1967: Chủ tịch Hồ Chí Minh công tác tại nước ngoài.

19/5/1968: Chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ tại nhà nghỉ Hồ Tây, Hà Nội, Người tiếp các đồng chí: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng đến chúc thọ và cùng làm việc. Buổi chiều, tại Phủ Chủ tịch, Bác tiếp các đồng chí trong Bộ Chính trị đến chúc thọ. Trong ngày, Người tiếp tục sửa vào bản di chúc viết năm 1968; tiếp các bác sỹ đến kiểm tra sức khỏe cho Người. Cùng ngày, Người đọc thư của 3 nữ công nhân Đức và tập thể công nhân đội lao động Nguyễn Văn Trỗi thuộc xí nghiệp Liên hiệp luyện kim của Đức gửi Người.

19/5/1969: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc và sửa một số đoạn trong các bản Di chúc viết năm 1965, 1968, 1969. Người tiếp các cháu con các đồng chí trong văn phòng Phủ Chủ tịch đến chúc thọ.

10h, tiếp chị Phan Thị Quyên (vợ liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi) và chị Nguyễn Thị Châu, ủy viên BCH Hội liên hiệp thanh niên và sinh viên giải phóng khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định đến chúc thọ Người.

14h, tại nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư khen thiếu niên hợp tác xã Măng non thôn Phú Mẫn, xã Hàm Sơn, huyện Yên Phong, Hà Bắc có nhiều thành tích trong chăm sóc trâu bò. Trong ngày, Người gửi tặng ảnh chân dung cho cán bộ, nhân dân, Đảng bộ tỉnh Nghệ An; cán bộ công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng.

Từ năm 1941 đến 1969, nhân ngày sinh nhật, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được hàng ngàn bức thư, điện chúc thọ của nhân dân, cán bộ, quân đội trong nước và bạn bè quốc tế, Người đều gửi lời cảm ơn.

TS. Hoàng Thị Nữ

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam cùng với cuộc chiến giành độc lập của Algeria kết thúc năm 1962 và trận Cuito Cuanavale của liên quân Cuba-Angola năm 1988 là những chiến thắng vang dội nhất trong thế kỷ XX chống lại chế độ thực dân châu Âu. Chiến thắng này là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文