Chỉ thị của Bộ Chính trị về học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

19:46 24/03/2016
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đại hội thông qua Nghị quyết và các văn kiện Đại hội (sau đây gọi chung là Nghị quyết Đại hội XII của Đảng).

Học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong Đảng và sự đồng thuận cao trong nhân dân; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường và sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Đồng thời, đợt sinh hoạt chính trị này góp phần quan trọng tăng cường xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; thuyết phục, chấn chỉnh, uốn nắn những nhận thức lệch lạc; đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch. 

Việc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016.

Việc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016, cần được tổ chức một cách thiết thực, hiệu quả; bảo đảm để mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp đều quán triệt, nắm vững và thực hiện đúng đắn, sáng tạo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, phù hợp với diễn biến tình hình và điều kiện thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị. 

Với tinh thần và ý nghĩa quan trọng đặc biệt đó, nhằm đạt được mục đích, yêu cầu nêu trên, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp, các ngành tập trung thực hiện tốt các nội dung sau :

1- Toàn thể cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt các cấp và người đứng đầu đều có trách nhiệm học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Các cấp ủy, tổ chức đảng, trực tiếp là người đứng đầu, chịu trách nhiệm chỉ đạo, chủ trì việc tổ chức học tập, quán triệt, xây dựng chương trình hành động của cấp ủy, tổ chức đảng, kế hoạch hành động của cá nhân thực hiện Nghị quyết Đại hội; chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và hằng năm đánh giá kết quả thực hiện của địa phương, cơ quan, đơn vị mình.

2 - Các văn kiện cần tập trung nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền gồm: Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng do đồng chí Tổng Bí thư trình bày tại Đại hội; Báo cáo chính trị; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".

Trên cơ sở các văn kiện trên, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XII của Đảng và Hội đồng Lý luận Trung ương biên soạn tài liệu học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XII của Đảng phù hợp với từng đối tượng, đi thẳng vào vấn đề, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ triển khai thực hiện. 

3 - Tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng phải được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, đổi mới mạnh mẽ cả nội dung và phương thức, bảo đảm phù hợp với từng cấp, từng đối tượng. Kết hợp tự nghiên cứu với nghe phổ biến, kết hợp giữa học tập, quán triệt với thảo luận, thông qua chương trình hành động của cấp ủy, tổ chức đảng; kết hợp chặt chẽ giữa thuyết trình với thảo luận, đối thoại giữa báo cáo viên và người nghe, với thu hoạch, kiểm tra, đánh giá việc học tập, quán triệt Nghị quyết.  Đối với cán bộ chủ chốt các cấp từ Trung ương đến cơ sở và đội ngũ báo cáo viên Trung ương, tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu sâu những quan điểm cơ bản, tư tưởng chỉ đạo, nội dung cốt lõi, những vấn đề mới của Nghị quyết Đại hội , tập trung chủ yếu vào phần đánh giá, dự báo tình hình, mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng, các nhiệm vụ và giải pháp, nhất là sáu nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 - 2020 nêu trong Nghị quyết Đại hội; trong đó, chú trọng những nội dung liên quan đến ngành, lĩnh vực, nhiệm vụ của đối tượng học tập, quán triệt Nghị quyết.

Đối với cán bộ, đảng viên ở cơ sở, tổ chức các lớp học tập, quán triệt tập trung chủ yếu vào phần mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng, các nhiệm vụ, giải pháp, nhất là sáu nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 - 2020 nêu trong Nghị quyết.

Đối với các báo cáo viên, cán bộ, giảng viên và cán bộ theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong các học viện, trường chính trị và trường đào tạo cán bộ của hệ thống chính trị, cần tổ chức học tập, nghiên cứu sâu theo các chuyên đề về những quan điểm cơ bản, tư tưởng chỉ đạo, nội dung cốt lõi, nhất là những vấn đề mới của Nghị quyết Đại hội và cơ sở lý luận - thực tiễn.  Thời gian tổ chức các lớp nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đối với các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng và cấp ủy trực thuộc Trung ương hoàn thành trong quý II-2016; cấp huyện và cấp cơ sở hoàn thành trong quý III-2016. 

4- Bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp truyền đạt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; trường hợp cần thiết, có sự hỗ trợ của báo cáo viên.

Đội ngũ báo cáo viên phải là những người nghiên cứu sâu, nắm vững Nghị quyết, có tư duy, quan điểm đúng đắn, có bản lĩnh, tâm huyết và trách nhiệm, có kinh nghiệm, nghiệp vụ, kỹ năng, bảo đảm truyền đạt trung thực, chính xác, sinh động nội dung Nghị quyết, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. 

5- Cấp ủy, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội các cấp xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị, bảo đảm khả thi, thiết thực, hiệu quả.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao; thể hiện quyết tâm, tinh thần đổi mới, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu.  Kết quả thực hiện chương trình hành động của tập thể, kế hoạch hành động của cá nhân là cơ sở quan trọng để kiểm điểm, tự phê bình, phê bình, đánh giá tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và cá nhân người đứng đầu hằng năm và cả nhiệm kỳ.

Việc xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng phải hoàn thành ngay sau khi học tập, quán triệt Nghị quyết.

6- Công tác tuyên truyền về Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cần được tiến hành sâu rộng, thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng; bảo đảm đông đảo các tầng lớp nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài đều được phổ biến, tuyên truyền về Nghị quyết Đại hội .

Các cơ quan báo chí, nhất là các đài truyền hình, phát thanh, báo điện tử cần tăng lượng tin, bài, mở các chuyên trang, chuyên mục như hỏi - đáp, trao đổi, toạ đàm, đối thoại… về Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.  Phát huy, khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hoá, thông tin hiện có, đẩy mạnh tuyên truyền miệng; đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. 

7- Ủy ban Kiểm tra Trung ương xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.  Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn về kinh phí phục vụ việc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

8 - Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, ban hành hướng dẫn tổ chức các lớp học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cho các đối tượng: thường trực cấp ủy, lãnh đạo các ban tuyên giáo, báo cáo viên nòng cốt của các cấp ủy trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản; lãnh đạo các hội văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật và văn nghệ sĩ, trí thức; giảng viên lý luận chính trị trong các học viện, trường đại học, cao đẳng. Hướng dẫn việc viết thu hoạch phù hợp với từng đối tượng.

Thành lập Tổ Báo cáo viên Trung ương để trong trường hợp cần thiết hỗ trợ truyền đạt Nghị quyết cho cán bộ chủ chốt các tỉnh, thành phố và các đảng bộ trực thuộc Trung ương; chỉ đạo tuyên truyền phổ biến Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; chủ trì, phối hợp với các ban Trung ương Đảng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư việc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và việc thực hiện Chỉ thị này. Chỉ thị này phổ biến đến chi bộ. 

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文