Xây dựng Thừa Thiên Huế lên TP trực thuộc Trung ương

17:58 29/05/2020

Chiều 29/5, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Theo đó, căn cứ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 54-NQ/TW, Chính phủ ban hành Chương trình hành động, đề ra mục tiêu giai đoạn 2021-2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản. Hoàn thành việc mở rộng TP Huế theo quy hoạch trước năm 2022; tăng trưởng GRDP 7,5 - 8,5%/năm. 

Đến năm 2025, GRDP/người đạt 3.500 - 4.000 USD (theo cách tính hiện hành); tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 2-2,2%. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 62-65%. Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chương trình hành động của Chính phủ nêu rõ, để đạt được các chỉ tiêu cụ thể, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần cụ thể hóa, tổ chức các nhiệm vụ, giải pháp, gồm: quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và triển khai thực hiện Nghị quyết; xây dựng đề án, cơ chế chính sách đặc thù; hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách. 

Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế cần tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng, tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm; thực hiện tốt các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh các thành phần kinh tế mũi nhọn, có lợi thế; nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng, tiểu vùng; phát triển trung tâm logistics; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Mục tiêu giai đoạn 2021-2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù.

Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cần tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trước đó, ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu đề ra, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Theo Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á.

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.

Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á.

Mới đây, vào tháng 4/2020, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU. Theo đó, Nghị quyết thống nhất thống nhất đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế” và xem xét khả năng cho phép thành lập thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương vào năm 2021.


Anh Khoa

Xác thực truy xuất nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Các chuyên gia tin tưởng, bằng việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, và cạnh tranh.

TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.

Sáng 8/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Văn Vương (SN 1973, trú tại thôn Kim Long Trung, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên (cũ), Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tử hình về tội “Giết người”. Vương là đối tượng đã ra tay thảm sát cả gia đình mình  đầu năm 2025 gây rúng động dư luận.

Từ mẫu ADN của các thân nhân, bước đầu cơ quan chức năng đã xác định được danh tính 16 liệt sĩ chưa biết tên, trong đó có 2 liệt sĩ quê ở xã Nga An và xã Đông Thành, tỉnh Thanh Hoá. Đây là kết quả bước đầu, minh chứng hiệu quả  của Đề án thu nhận mẫu ADN các thân nhân liệt sĩ chưa tìm được hài cốt do Bộ Công an triển khai thực hiện trên toàn quốc.

Cùng với ông Nguyễn Quốc Thận, Trưởng phòng Kinh tế xã Thượng Đức, TP Đà Nẵng đi thực tế tại bờ sông Côn đoạn qua thôn Tân An, xã Thượng Đức, TP Đà Nẵng, PV Báo CAND ghi nhận tình trạng sạt lở bờ sông nơi đây diễn ra rất nghiêm trọng.

Chiều 7/7, dưới sự chủ trì của Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của Bộ Công an, Bộ Công an đã tổ chức họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các cục nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an một số địa phương.

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian cho biết ông tin rằng bất đồng giữa Iran và Mỹ có thể được giải quyết thông qua đối thoại và đàm phán, song nhấn mạnh lòng tin giữa hai bên hiện đang bị xói mòn nghiêm trọng sau các cuộc tấn công quân sự từ phía Mỹ và Israel.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm (7/7), khu vực Tây Bắc Bộ và khu vực Nam Bộ có mưa to cục bộ với lượng mưa nhiều nơi trên 50mm như: trạm Trường Xuân (Đồng Tháp) 125.6mm, trạm Nhơn Hòa Lập (Tây Ninh) 62.2mm, trạm Pha Long (Lào Cai) 66.6mm, trạm Yên Thượng (Phú Thọ) 57.4mm…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.