Chính thức minh oan cho người 46 năm mang thân phận tử tù

09:14 11/08/2016
Sáng 11-8, đại diện các cơ quan tư pháp trung ương tổ chức buổi công bố quyết định đình chỉ điều tra bị can và công khai xin lỗi đối với ông Trần Văn Thêm (80 tuổi, ngụ tại thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh), người đã mang thân phận tử tù suốt 46 năm qua mà chưa được chính thức minh oan.




Ông Trần Văn Thêm: "Năm 1973, Viện Kiểm sát nhân dân và TAND tỉnh Vĩnh Phú xử tôi tội tử hình. Tôi kêu oan, chống án, TAND Tối cao xét xử y án sơ thẩm. Tôi tiếp tục kêu oan nên chưa phải thi hành án. Gần 6 năm sau, tháng 1-1976, tôi được ra khỏi phòng biệt giam của Trại giam Phủ Đức. Sau đó tôi được đưa về Hà Nội. Rồi 2 ngày sau, tôi còn nhớ là ngày 29 Tết, tôi được cho về quê với tờ giấy “miễn lao động nặng”. Suốt 40 năm qua, tôi sống ở quê với nỗi oan sai khổ nhục, chịu tiếng xấu với gia tộc, với bà con làng xóm…".

Dự lễ công bố có ông Bùi Ngọc Hoà, Phó Chánh án TAND tối cao; Trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, bà Nguyễn Thị Yến, Vụ trưởng Vụ 7, VKSND Tối cao; cấp ủy, chính quyền tỉnh Bắc Ninh và hàng ngàn người dân thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh.

Thiếu tướng Vũ Quang Hưng, Phó Thủ trưởng CQ CSĐT Bộ Công an công bố quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Trần Văn Thêm. Quyết định này được gửi cho VKSND Tối cao, TAND Tối cao và ông Trần Văn Thêm.

Tại buổi xin lỗi, đại diện Cơ quan tư pháp liên ngành cũng cho biết, theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước, việc xin lỗi sẽ được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và sắp tới sẽ tiến hành bồi thường oan sai cho ông Thêm theo quy định của pháp luật...

Phát biểu tại buổi Lễ, ông Trần Văn Thêm xúc động bày tỏ lòng cảm ơn đối với Chủ tịch nước, các cơ quan liên quan, các luật sư, những người đã giúp đỡ ông được minh oan. Đặc biệt, ông Trần Văn Thêm mong muốn gia đình ông Nguyễn Khắc Văn chia sẻ nỗi oan uổng mà ông phải gánh chịu trong 43 năm qua, mong hai gia đình hàn gắn vết thương, đoàn kết và giải quyết hậu quả nỗi oan cho cả dòng họ...

Đại diện TAND tối cao đọc lời xin lỗi.
Ông Trần Văn Thêm phát biểu.

* Ngay từ sáng sớm, nhà ông Trần Văn Thêm đã đông nghẹt người. Con cháu, hàng xóm láng giềng và đông đảo phóng viên báo chí đã đến gia đình và hội trường UBND thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh để chứng kiến sự kiện đặc biệt này.

Chia sẻ với PV CAND, ông Thêm cho biết, mấy đêm nay ông không ngủ được vì vui mừng, phấn khởi. Ông bày tỏ niềm vui vì hôm nay mình chính chức được minh oan sau 46 năm đằng đẵng mang thân phận người tử tù.

Ông Trần Văn Thêm thắp hương, vái tổ tiên.

Luật sư Vũ Văn Lợi, người đã góp công tìm được hai bản án của ông Trần Văn Thêm tại Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Đây là một kết quả công bằng, ý nghĩa đối với không chỉ ông Thêm.”.

Trở lại vụ án này, đêm 23-7-1970, ông Thêm và người em họ là ông Nguyễn Khắc Văn cùng nhau đi bán thuốc lào và mua quả trám đen. Khi về tới địa bàn xã Đông Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phú) thì trời tối nên cả hai vào chòi ven đường để ngủ. Khoảng 1 giờ sáng, khi đang ngủ thì ông Thêm thấy choáng váng vì ai đó đã đập búa vào đầu mình. Cùng lúc tên cướp cũng đã kịp đập một nhát vào đầu ông Văn.

Bị hai anh em đánh lại, tên cướp lao xuống sông biến mất. Dân làng nghe tiếng kêu cứu chạy đến thấy trên tay ông Thêm vẫn cầm chiếc cọc thồ dính máu. Cả hai được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng ông Văn đã tắt thở trên đường.

Con cháu dìu ông Trần Văn Thêm đến hội trường.
Mọi người đến động viên, chia vui cùng ông Thêm

Sau đó ông Thêm bị cơ quan tố tụng tỉnh Vĩnh Phú cáo buộc giết em họ để cướp của.

Năm 1973, TAND tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Thêm tử hình về hai tội giết người và cướp tài sản dù tại tòa ông kêu oan và trình bày ông cũng là nạn nhân như những gì đã diễn ra. Một năm sau, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội bác kháng cáo kêu oan của ông và y án tử hình.

Cuối năm 1975, ông Thêm được giám thị trại giam Đức Phú gọi ra khỏi phòng biệt giam để đi thực nghiệm hiện trường. Khi ra đến hiện trường, ông mới biết là có nghi phạm khác bị bắt và khai nhận hành vi giết chết ông Văn cũng như đánh ông bị thương.

Ông Thêm và gia đình tại Lễ công bố đình chỉ điều tra và công khai xin lỗi.

Sau đó, ông Thêm được đưa về trại giam của Bộ Công an ở Hà Nội. Hai ngày sau, ông được một cán bộ giải thích là do có vết thương ở đầu nên ông được cấp giấy miễn lao động nặng và được đưa ra Bến xe Gia Lâm để bắt xe khách về nhà ăn tết với gia đình.

Từ đó không ai đoái hoài gì đến ông nữa. Cũng từ đó, ông Thêm vẫn cứ mang thân phận tử tù trên hành trình kêu oan không mệt mỏi của mình.

Ông cùng gia đình gửi đơn kêu oan đến khắp nơi. Tuy nhiên, các cơ quan mà ông Thêm gửi đơn đều trả lời rằng việc kêu oan của ông không có cơ sở vì... không tìm được hồ sơ về vụ án của ông.

Một số hình ảnh tại Lễ công bố quyết định đình chỉ điều tra và công khai xin lỗi:

Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh tặng hoa ông Thêm.
Trao quyết định đình chỉ điều tra cho ông Thêm.
Hàng trăm người đã đến dự lễ xin lỗi công khai của các cơ quan tư pháp đối với ông Thêm.
Cao Hồng - Trần Ngọc

Tâm thấy dải phân cách trồng nhiều bụi cau kiểng có chiều cao che khuất tầm nhìn các bảng quảng cáo nên nảy sinh ý định thuê người cưa các bụi cây cau kiểng để tạo khoảng trống, không bị khuất tầm nhìn. Tâm đã thuê 3 đối tượng chặt 9 cây cau kiểng với giá 15 triệu đồng.

Ngày 18/11, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa bắt giữ 2 phụ nữ dùng xe ôtô vận chuyển ma túy từ thị xã La Gi tới TP Phan Thiết, Bình Thuận để kiếm 500 nghìn đồng tiền công.

Sau 2 tuần lao dốc, giá vàng đã có phiên đảo chiều tăng mạnh, kéo kim loại quý trở lại “quỹ đạo” tăng giá.

Theo thống kê của Bộ Công an, trong 10 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 38 vụ giết người do đối tượng có vấn đề về sức khỏe tâm thần gây ra, khiến 41 nạn nhân bị thương vong. Trong 38 vụ, có 31 vụ là do đối tượng tâm thần, có biểu hiện tâm thần gây án, xảy ra tại 22 địa phương; 7 vụ do các đối tượng sử dụng ma túy dẫn đến ảo giác, loạn thần gây án.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư số 32/2024 quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, do trung ương quản lý. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.

Thông tin “cô tiên” Nguyễn Đỗ Trúc Phương bị Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” khiến dư luận, cộng đồng mạng không khỏi bất ngờ bởi trước đó, cô gái có gương mặt, dáng hình “chuẩn người mẫu” gắn với các hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội... Vậy điều gì đã khiến cô gái này (cùng với 2 người nổi tiếng khác) có vết trượt bất ngờ, đau đớn đến vậy?

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm những ngày qua đã trở thành một thông điệp mạnh mẽ, thức tỉnh sâu sắc tới nhận thức và hành động của chúng ta bởi những hệ lụy của lãng phí gây ra đối với xã hội vô cùng lớn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文