Chủ tịch Quốc hội tiếp các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

08:29 02/10/2018
Chiều 1-10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nhiệm kỳ 2018-2021.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nhiệm kỳ công tác của các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đúng giai đoạn có ý nghĩa then chốt, đó là chúng ta đã đi qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XII và đang chuẩn bị tổng kết 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới và chuẩn bị hướng tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Trong công tác đối ngoại, Việt Nam đang tích cực vận động để được bầu và nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021; triển khai công tác chuẩn bị để tổ chức thành công năm Chủ tịch ASEAN 2020. Bên cạnh đó, đối ngoại Quốc hội sẽ phải thực hiện tốt vai trò là thành viên của Ban chấp hành Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Phó chủ tịch IPU trong thời gian tới; vai trò chủ nhà của Hội đồng liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA), tổ chức thành công AIPA 41 vào năm 2020 và đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký AIPA nhiệm kỳ 2019-2021. Vì thế rất nhiều trọng trách được đặt lên vai các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Năm 2017, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai tổ chức, hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các tiêu chí để đề cử, bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam tại các nước và tổ chức quốc tế.

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn 67 Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài. Việc bổ nhiệm Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã được tiến hành thông qua quá trình thẩm tra, đánh giá kỹ lưỡng để chọn được những cán bộ xứng đáng cả về đức và tài, năng lực, kinh nghiệm công tác. Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp các Đại sứ mới được bổ nhiệm. Ảnh: TTXVN.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội mong muốn các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có những đóng góp tích cực, cụ thể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; xác định rõ đối ngoại bên ngoài là để phục vụ người dân trong nước, các địa phương; nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nước ta với các địa phương nước bạn.

“Trên cương vị là Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, bên cạnh việc tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, chính các đồng chí tiếp tục phát huy làm cầu nối xây dựng và phát triển giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội các nước trên các kênh song phương và đa phương. Các Trưởng đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần phát huy vai trò tiên phong, xây dựng hình ảnh một nước Việt Nam chính nghĩa và  yêu chuộng hòa bình; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại để có được sự ủng hộ cả về chính trị, pháp lý, báo chí và dư luận từ cộng đồng quốc tế” – Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các cơ quan đại diện phải tạo dựng được niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phối hợp với chính quyền sở tại, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt làm ăn, sinh sống.

Trong bối cảnh thế giới phức tạp như hiện nay, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các Trưởng đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải luôn quán triệt lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết. Ngoại giao cần phối hợp chặt chẽ với quốc phòng và an ninh triển khai nhiều kênh đối thoại, vừa tiếp xúc, vừa đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái, vừa tranh thủ tiếng nói ủng hộ của các nước bạn bè.

Theo VOV

Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự đang được dư luận và các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ rất cao. Dư luận xã hội và ĐBQH đánh giá, việc ban hành nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay, tránh để tồn tại thực trạng tài sản “đóng băng”, không lưu thông, hay nằm “phơi sương, phơi nắng” trong khi đất nước đang rất cần nguồn lực để phát triển.

Một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh xuyên biên giới giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đã giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Israel, làm dấy lên cả hy vọng lẫn những câu hỏi tại một khu vực đang bị chiến tranh tàn phá.

Mang cái tên đặc biệt, Võ Thị Nở (SN 1979, không nơi cư trú nhất định) từng có 5 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản”, nhưng ngựa quen đường cũ, Nở vẫn tiếp tục thực hiện nhiều vụ móc túi, lấy trộm ĐTDĐ đắt tiền tại khu vực rạp chiếu phim và bệnh viện xung quanh khu vực quận 1, quận 3, TP Hồ Chí Minh…

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Israel và Lebanon đã chấp nhận đề xuất của Washington nhằm chấm dứt cuộc xung đột tàn khốc giữa Israel và Hezbollah, mở đường cho việc kết thúc gần 14 tháng giao tranh xuyên biên giới đã giết chết hàng nghìn người.

Những tuyên bố gần đây của NATO về khả năng thực hiện các cuộc tấn công “phòng ngừa” nhằm vào Nga đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên, đẩy thế giới đến gần hơn với nguy cơ xung đột trực tiếp.

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 26/11 cho biết sẽ áp thuế đáp trả Mỹ, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa Mexico nếu nước này không ngăn chặn dòng ma túy và người di cư qua biên giới.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là khâu khó khăn, phức tạp nhất, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các dự án, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam. Vậy nhưng đến nay, các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 720,4/721,25km (đạt khoảng 99,9%), trong đó, nhiều địa phương đã bàn giao 100% mặt bằng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文