Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Việt Nam rộng cửa chào đón doanh nghiệp Nhật Bản

14:52 31/05/2018
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản, chiều 31-5 Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến dự Hội nghị xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp cùng Tổ chức xúc tiến đầu tư Nhật Bản đồng phối hợp tổ chức.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến thương mại (JETRO)- ông Hiroyuki Is hige bày tỏ niềm vui được đồng tổ chức Hội nghị này và điểm qua những hợp tác thành công Nhật Bản và Việt Nam đã thực hiện, nhất là nỗ lực đi đến thành công trong việc ký kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình dương - CPTPP.

Thứ trưởng Bộ Kinh tế -Thương mại Nhật Bản phát biểu chào mừng, đã đánh giá cao sự phát triển ổn định của kinh tế Việt Nam; Việt Nam đang là đối tác kinh tế hấp dẫn đối với doanh nghiệp Nhật Bản. 

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ niềm vui khi đến dự Hội nghị nhân chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước đúng vào dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao.  

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chủ tịch Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) Hiroyuki Ishige. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN.

Chủ tịch nước cho rằng, sự kiện này là cơ hội quý báu để cộng đồng doanh nghiệp 2 nước cùng nhìn lại những kết quả hợp tác đầu tư đã đạt được, chia sẻ tầm nhìn, triển vọng và những cơ hội hợp tác phát triển trong giai đoạn mới, góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á trong thời gian tới.

Thay mặt nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước cảm ơn tình cảm hữu nghị chân thành và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hai nước. Chủ tịch nước nhấn mạnh: Hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản có rất nhiều nét tương đồng về văn hóa lịch sử. Hơn 400 trước đây, quan hệ thương mại giữa hai nước đã có giai đoạn phát triển sôi động khi hàng nghìn thương nhân Nhật Bản đến Việt Nam, hình thành khu phố thương mại sầm uất mang đậm nét văn hóa Nhật Bản tại Hội An mà ngày nay đã trở thành di sản văn hóa thế giới và cũng là điểm đến du lịch hấp dẫn. Ngày nay, nhiều thế hệ Việt Nam học tập làm việc tại Nhật Bản đang có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Đây cũng là cầu nối liên kết, hợp tác đầu tư, giao lưu kinh tế giữa 2 nước. 

Ngày 21-9-1973, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra trang sử mới trong quan hệ giữa 2 nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trên các lĩnh vực, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân 2 nước, 2 bên đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực châu Á. 

Nhà nước và nhân dân Việt Nam hết sức vui mừng trước những thành tựu trên các lĩnh vưc mà nhà nước và nhân dân Nhật Bản giành được được trong thời gian qua, và bày tỏ sự biết ơn sâu sắc về sự hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực có hiệu quả mà Nhật Bản đã giành cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong suốt gần nửa thế kỷ vừa qua. Cho tới nay Nhật Bản là đối tác hỗ trợ phát triển chính thứ lớn nhất của Việt Nam với 30 tỉ USD cam kết, đã góp phần quan trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, xóa đói giảm nghèo... 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam.

Các công trình và dự án được xây dựng từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản được triển khai thực hiện và đi vào hoạt động có hiệu quả trên khắp các vùng miền của Việt Nam, điển hình là nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, Cảng biển quốc tế Lạch Huyện và đường cao tốc Hồ Chí Minh - Trung Lương...

Về đầu tư, Nhật Bản luôn là đối tác hàng đầu với hơn 3.700 dự án với tổng vốn đăng ký 50 tỉ USD Mỹ. Trong đó riêng năm 2018, tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt mức kỷ lục với gần 10 tỉ USD, đưa Nhật Bản trở lại vị thế là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam. 

Cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản trong đó có các tập đoàn hàng đầu không chỉ giữ vai trò tiên phong trong hợp tác đầu tư mà còn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước đi vào thực chất, hiệu quả hơn. Chúng tôi đánh giá cao ý thức trách nhiệm, công nghệ hiện đại, quản trị tiên tiến, văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản trong quá trình đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Về hợp tác thương mại, quan hệ thương mại  song phương luôn tăng trưởng ổn định, lành mạnh, cân bằng với quy mô thương mại hai chiều năm 2017 đạt trên 33 tỉ USD. Việt Nam và Nhật Bản là những đối tác thương mại quan trọng của nhau với các mặt hàng mang tính bổ trợ, bổ sung cao. Giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa liên tục có những bước hát triển mạnh mẽ. Năm 2017 đã có trên 30 vạn lượng người Việt Nam thăm Nhật Bản, có gần 800.000 lượt người Nhật Bản tới Việt Nam và 300.000 lượt người Việt Nam đến Nhật Bản. 

Trong 30 năm qua Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế, tiếp nhận đầu tư nước ngoài, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định kinh tế vĩ mô và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam đã trở thành nền kinh tế năng động với GDP đạt khoảng 230 tỉ USD, quy mô thương mại đạt trên 420 tỉ. Với dân số tiệm cận 100 triệu người, Việt Nam là thị trường có sức mua tăng trưởng nhanh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu, là nền kinh tế mở, đang tiếp tục chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế với các hiệp định thương mại tự do thế hệ. 

Đến nay, Việt Nam đã thu hút 322 tỉ USD từ 126 quốc gia và vùng lãnh thổ vào các lĩnh vực kinh tế trọng yếu như công nghiệp chế tạo, phát triển hạ tầng, xây dựng, bất động sản, năng lượng, du lịch, phân phối. Nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu đang đầu tư, kinh doanh doanh có hiệu quả và đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chủ tịch JETRO Hiroyuki Ishige. 

Chúng tôi đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân từ 6,5-7% năm; đến 2020, quy mô GDP đạt 320-350 tỉ, GDP đầu người đạt khoảng 3.200 - 3.500 USD, quy mô thương mại 600 tỉ USD. Để đạt được mục tiêu trên Việt Nam đang triển khai đồng bộ chính sách phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng dựa trên tăng năng suất và đổi mới sáng tạo; chủ động tiếp cận nhằm tận dụng mọi cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển kinh tế trí thức; kết hợp hài hòa khu vực kinh tế trong nước với khu vực đầu tư nước ngoài; nâng cao năng lực cạnh tranh; hướng tới phát triển bền vững. 

Việt Nam và Nhật Bản là 2 nền kinh tế có độ mở cao, hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, cơ cấu kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau. Hai nước đều là thành viên chủ chốt, đã tích cực thúc đẩy ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) với kỳ vọng mở ra cơ hội và không gian hợp tác mới khi có hiệu lực.

Hướng tới mục tiêu xây dựng quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại Việt Nam có nhu cầu lớn về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, năng lượng hiện đại, đồng bộ; hệ thồng giáo dục tiên tiến... Đây là lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh, là thời cơ quý báu để doanh nghiệp, doanh nhân Nhật Bản mở rộng đầu tư nhất là các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, nông nghiệp hiện đại, công nghệ thông tin, đô thị thông minh, dịch vụ, hạ tầng, tài chính, ngân hàng, khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo cũng tham gia đối tác chiến lược cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Nhật Bản, dựa trên sự chia sẻ những lợi ích địa chính trị kinh tế chiến lược, quan hệ hữu nghị, tin cậy đã được vun đắp trong 45 năm qua. Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước; luôn coi cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản là đối tác chiến lược hàng đầu trong tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới, sáng tạo, phát triển nền kinh tế tri thức, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia. 

Mối quan hệ gắn bó giữa 2 nước Việt Nam - Nhật Bản là nền tảng quan trọng đem đến sự phát triển phồn vinh, thịnh vượng cho cả hai quốc gia, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới. Nhà nước Việt Nam cam kết tạo dựng môi trường kinh doanh đầu tư thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư Nhật Bản, đáp ứng yêu cầu hội nhập cũng như thông lệ quốctế trong giai đoạn phát triển mới. Cánh cửa luôn mở rộng chào đón doanh nghiệp , doanh nhân Nhật Bản tại Việt Nam.

Kim Thẩm

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文