Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về thăm Thanh Hóa

16:34 20/02/2017

Sáng  20-2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20-2-1947 – 20-2-2017), biểu dương cá nhân đạt danh hiệu “Vì sự phát triển Thanh Hóa”, công dân kiểu mẫu, gia đình kiểu mẫu, tập thể kiểu mẫu và phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi, nhiệm vụ năm 2017.


Dự  lễ kỷ niệm có các đồng chí: Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư  Trung ương Đảng, Trưởng ban dân vận Trung ương; Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội  (ĐBQH) TP Hà Nội; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; đại diện lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng LLVTND, Anh hùng lao động, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, đại diện các chức sắc, tôn giáo, 11 cá nhân được vinh danh “Vì sự phát triển Thanh Hóa” và 70 cá nhân, gia đình, tập thể đạt danh hiệu kiểu mẫu, đại diện cho hàng ngàn tấm gương tiêu biểu trong toàn tỉnh  …

Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, gửi lẵng hoa chúc mừng.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Diễn văn kỷ niệm do đồng chí  Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày. Cách đây vừa tròn 70 năm, trong những ngày tháng gian khổ, ác liệt khi toàn quốc vừa bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong buổi nói chuyện với lãnh đạo tỉnh, các đại biểu nhân sĩ, trí thức, cùng đông đảo nhân dân vào tối 20-2-1947, Bác mong muốn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa “phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu”.

Khắc sâu lời dạy của Bác, trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã khắc phục khó khăn, gian khổ, đẩy mạnh lao động sản xuất, tích cực tham gia kháng chiến, kiến quốc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Qua hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Thanh Hóa ra khỏi tình trạng tỉnh nghèo, kém phát triển, trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo của khu vực Bắc Trung bộ.

Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; Chương trình xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào sâu rộng và đạt kết quả tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá; Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; quốc phòng, an ninh được tăng cường.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng những kết quả, thành tích xuất sắc mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã đạt trong thực hiện lời dạy của Bác Hồ trong suốt 70 năm qua; nhiệt liệt chúc mừng 11 cá nhân tiểu biểu đạt danh hiệu “Vì sự phát triển Thanh Hóa”, 70 tập thể, cá nhân kiểu mẫu được vinh danh.

Chủ tịch nước đề nghị Thanh Hóa cần huy động các nguồn lực để phát triển nhanh, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế  - xã hội; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các công trình hạ tầng quan trọng, có tính then chốt về giao thông, thủy lợi, điện. Đồng thời tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, hiện đại trên cơ sở ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất.

Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm

Cùng với đó, cần quan tâm thu hút các dự án đầu tư có tính kết nối liên vùng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường liên kết hợp tác phát triển với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Bắc Trung bộ, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của từng tỉnh, thành phố và của toàn vùng.

“Thanh Hóa cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, các ngành có thế mạnh, sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, giá trị gia tăng cao. Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động ở khu vực nông thôn, miền núi để giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đẩy mạnh hoạt động khuyến công nhằm hỗ trợ tiểu thủ công nghiệp và các nghề truyền thống đã có thương hiệu và thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng có chất lượng cao, sản phẩm chế biến, giảm dần xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế” - Chủ tịch nước đề nghị.

Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh Thanh Hóa cần đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyển dịch mạnh lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, làm nền tảng để phát triển nhanh, bền vững. Chú trọng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch; tập trung phát triển ngành du lịch mạnh hơn nữa, gắn du lịch sinh thái với du lịch lịch sử, văn hoá và tâm linh, theo hướng đầu tư xã hội hoá.

Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục và dạy nghề; quan tâm đầu tư cho khoa học - công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện có hiệu quả chương trình, dự án, chính sách giải quyết việc làm, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Chăm lo gia đình chính sách, người có công và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”.

Thanh Hóa cần tăng cường quốc phòng - an ninh, gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại. Đồng thời xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Bên cạnh đó, tỉnh cần tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với các địa phương của nước bạn Lào, góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.

Trong công tác xây dựng Đảng, Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh cần tập trung làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị tỉnh nhà thật sự trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng. Đồng thời tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI, XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thái Thanh

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

Sau hơn 6 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng cùng người dân đã phát hiện, vớt thành công thi thể của 2 mẹ con nhảy cầu tự tử vào trưa cùng ngày.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文