Chưa sử dụng hết chỉ tiêu được giao, vẫn xin thêm biên chế

09:32 10/09/2014
Dù kết luận rằng, một số cơ quan của Thủ đô vẫn chưa sử dụng hết biên chế được giao nhưng HĐND TP Hà Nội lại vẫn đề nghị Trung ương bổ sung biên chế.

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện tổ chức bộ máy và quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp của HĐND TP Hà Nội cho hay, từ năm 2011 đến tháng 6/2014, toàn thành phố đã tổ chức tuyển dụng 1.222 công chức vào làm việc tại các sở, ban ngành, UBND quận, huyện, thị xã; 28.480 viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, giám sát tại cơ quan nào cũng thấy hiện tượng “dư thừa” chỉ tiêu biên chế.

Sở GD&ĐT có 11.500/11.672 chỉ tiêu biên chế; Sở GTVT có 409/475 chỉ tiêu biên chế, Sở NN&PTNT cũng dư 51 chỉ tiêu; quận Long Biên có 116/132 chỉ tiêu công chức, 106/111 chỉ tiêu viên chức… Việc thiếu biên chế hầu như được các đơn vị nại lý do “tuyển không đủ người”. Ví như tại huyện Mê Linh, chỉ có 4 thí sinh trúng tuyển trên chỉ tiêu tuyển dụng 14 công chức hành chính, 324 thí sinh trúng tuyển trên chỉ tiêu 338 chỉ tiêu tuyển dụng viên chức giáo dục, 22 thí sinh trúng tuyển trên chỉ tiêu tuyển dụng 28 viên chức hành chính huyện…

Cụ thể hơn, đoàn giám sát nhận định “trong quá trình thi tuyển công chức tại một số cơ quan đơn vị, một số vị trí có người thi tuyển nhưng không trúng tuyển, dẫn đến nhiều vị trí để trống…”. Đó là chuyện “thi mà không đỗ”. Thêm nữa, “có tình trạng một số đơn vị không thực hiện đăng ký thi tuyển công chức hoặc không tổ chức thi tuyển viên chức”, như kết luận của HĐND TP.  Cá biệt, có những đơn vị như Sở VH,TT&DL, 3 năm liền không đăng ký tuyển dụng số biên chế còn thiếu, nhưng lại tự ký hợp đồng thỏa thuận với số lượng 936 người.

Trong phần nhận xét, HĐND TP Hà Nội cho hay, bộ máy ở một số cơ quan hành chính và nhất là khối các đơn vị sự nghiệp của thành phố vẫn còn cồng kềnh, có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa ngành và cấp, giữa các phòng, ban trong cùng một đơn vị. Nhiều đơn vị chưa coi trọng việc thu gọn bộ máy theo quy định tại Nghị định 132 nên vẫn có xu hướng mở rộng các đơn vị. Cá biệt “một số đơn vị được thành lập mới để thực hiện một số nhiệm vụ giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định, tuy nhiên sau khi hết nhiệm vụ, các đơn vị không giải thể dẫn đến chồng chéo chức năng với các đơn vị khác nhưng đơn vị chủ quản vẫn không báo cáo thành phố điều chỉnh kịp thời”. Thậm chí, có đơn vị “còn xin điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ hoặc đổi tên nhưng vẫn giữ nguyên bộ máy cũ”.

Từ thực tế này, HĐND TP đã đề nghị UBND TP Hà Nội nhiều giải pháp quyết liệt, như: rà soát, sắp xếp bộ máy cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp gắn với yêu cầu tinh giản bộ máy và giảm biên chế. Kiên quyết tổ chức lại, sáp nhập các đơn vị hoạt động hiệu quả thấp. Đối với đơn vị hoạt động kém hiệu quả, HĐND TP đề nghị “giải thể theo đúng quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, dù cho rằng “đa số các địa phương, đơn vị đều chưa sử dụng hết số công chức, viên chức” nhưng cơ quan dân cử cấp cao nhất tại Thủ đô vẫn đề nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ “xem xét, bổ sung số lượng biên chế phù hợp nhằm đảm bảo bộ máy có thể vận hành thống nhất, hiệu quả”.

Cho dù, Kết luận của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về “một số vấn đề cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020” đã nhấn mạnh: Từ nay đến năm 2016, cơ bản không tăng thêm biên chế (trừ trường hợp lập thêm tổ chức hoặc phát sinh nhiệm vụ mới)

Chi Linh

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文