Chuẩn bị báo cáo nguyên nhân sự cố thủy điện Sông Bung

12:14 24/10/2017
Tiếp tục rà soát các công trình thủy điện, Bộ Công Thương cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay đã tiếp tục loại khỏi quy hoạch 4 dự án thủy điện tại tỉnh Quảng Nam và Gia Lai; không xem xét bổ sung quy hoạch đối với 11 dự án thủy điện theo đề nghị của các tỉnh Đồng Nai, Hòa Bình và Lai Châu do không khả thi về kinh tế - kỹ thuật, có ảnh hưởng đến rừng phòng hộ và môi trường - xã hội.


Bộ Công Thương cũng cho biết đã tích cực giải quyết sự cố khi thi công công trình và cam kết về môi trường đối với 15 dự án như: An Khê - Ka Nak (173 MW); Sê San 3 (260 MW); Sê San 3A (108 MW); Đăk Srông 3A (10,2 MW); Hà Tây (13 MW); Alin B1 (42 MW); A Lin B2 (20 MW); Sông Tranh 3 (62 MW); Sông Bung 5 (57 MW); Đăk Pring (7,5 MW); Đồng Văn; Nhạn Hạc; Hòa Thuận; Hoa Thám; Hố Hô.

Đối với các dự án Đại Nga và Đại Bình - mà báo chí đã phản ánh việc dự án chưa đền bù tái định cư đã thu hẹp dòng sông, làm nước ngập đất đai, tài sản của người dân, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị chỉ đạo tạm dừng thi công đối với dự án Đại Bình và tổ chức kiểm tra, rà soát tổng thể quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng của chủ đầu tư các dự án trên để yêu cầu khắc phục các tồn tại, vướng mắc.

Thủy điện Sông Bung 2 – nơi xảy ra sự cố vào tháng 9-2016 khiến 2 công nhân mất tích.

Đối với sự cố lũ cuốn trôi cửa van số 2 của hầm dẫn dòng thi công công trình thủy điện Sông Bung 2 tại tỉnh Quảng Nam, Bộ này cho biết đang tích cực triển khai thực hiện việc giám định nguyên nhân sự cố và đang hoàn thiện dự thảo báo cáo kết quả kiểm định để chuẩn bị báo cáo chính thức Thủ tướng.

Bộ cũng đã chỉ đạo EVN thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình và chuẩn bị sẵn sàng phương án thi công trở lại sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép.

Theo Bộ Công Thương vẫn còn tồn tại một số bất cập cần được khắc phục. Cụ thể, các Sở Công Thương chưa có hoặc có ít cán bộ có chuyên môn cần thiết liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng như: thủy lợi, thủy điện, xây dựng, giao thông...

Qua kiểm tra, đánh giá cho thấy, việc quản lý chất lượng công trình của các Sở Công Thương từ khâu thẩm định thiết kế đến việc tổ chức, thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu còn tồn tại một số vấn đề, chưa theo đúng quy định và chưa đáp ứng yêu cầu công việc.

Việc phối hợp giữa Sở Công Thương hoặc Chủ đầu tư với các chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn thẩm tra để thẩm tra, thẩm định thiết kế công trình cũng bị hạn chế, do Sở Công Thương và chủ đầu tư dự án chưa nắm bắt được đầy đủ, chính xác thông tin về năng lực và kinh nghiệm thực sự của chuyên gia, đơn vị tư vấn; chưa có chuyên môn để lựa chọn được chuyên gia, đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm hoặc đưa ra yêu cầu đầy đủ về nội dung cần thẩm tra cũng như đánh giá chất lượng kết quả thực hiện của chuyên gia, đơn vị tư vấn thẩm tra.

Do không đủ năng lực chuyên môn, hiện một số Sở Công Thương đã đề nghị Bộ Công Thương giúp việc thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu...

Bên cạnh đó, kinh phí chi trả cho các chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn thẩm tra có kinh nghiệm cũng còn thấp, các dự án hầu hết thuộc khu vực miền núi, đi lại khó khăn, cách xa các trung tâm thành phố nên nhiều cơ quan quản lý, chủ đầu tư không thực sự quan tâm đến việc thẩm tra.

Mỗi năm thu 1.200 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng

Theo số liệu báo cáo của Bộ NN&PTNT, tính đến tháng 8 năm 2017, tổng diện tích phải trồng bù rừng là 21.621 ha; diện tích đã thực hiện là 21.404 ha, đạt 99% so với diện tích phải trồng. Mặc dù tỷ lệ trồng rừng đạt cao nhưng không đồng đều giữa các địa phương.

Một số địa phương trồng vượt chỉ tiêu như: Lai Châu (5.339 ha/2.427 ha); Thanh Hóa (1.650 ha/1.464 ha); Nghệ An (2.136/2.124 ha), một số đơn vị diện tích chuyển đổi lớn nhưng kết quả trồng thấp như: Lâm Đồng (1.581 ha/2.980 ha); Sơn La (940 ha/1.808 ha); Thừa Thiên - Huế (307 ha/1.008 ha); Bình Thuận (16 ha/247 ha).

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có 22 dự án phải thực hiện trồng bù rừng với tổng diện tích khoảng 12.974 ha, thì hiện tập đoàn này đã và đang tổ chức trồng bù rừng cho 22/22 dự án, trong đó có 18 dự án đã hoàn thành. Các nhà máy thủy điện cũng đã nộp 711,67/784,285 tỷ đồng để địa phương tổ chức trồng bù rừng theo quy định.

Theo thống kê của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Trung ương - Bộ NN&PTNT, tổng số tiền thu dịch vụ môi trường rừng từ năm 2011 đến nay của các cơ sở sản xuất thủy điện là 7.273,540 tỷ đồng. Trong giai đoạn 5 năm 2011-2015, tiền dịch vụ môi trường rừng thu bình quân là 1.200 tỷ đồng/năm, tương đương với 22% tổng đầu tư bình quân năm của toàn xã hội cho ngành lâm nghiệp, trong đó chủ yếu là thu từ các cơ sở sản xuất thủy điện (chiếm 97,1% tổng thu). 

Vũ Hân

Mặc dù công tác quản lý người nghiện, cai nghiện và giúp những người lầm lỡ, cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, song đánh giá của Chính phủ và Bộ Công an cho thấy, hoạt động này vẫn còn rất nhiều bất cập, nhất là đặt trong bối cảnh tình hình sản xuất, vận chuyển, tàng trữ và mua bán trái phép ma túy đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều “điểm nóng” cả ở khu vực và trên thế giới.

Lợi dụng sự phát triển của công nghệ, các đối tượng đã lập ra nhiều hội, nhóm, tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội nhằm mục đích rao bán hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) của các "doanh nghiệp ma" với nhiều loại mặt hàng khác nhau để thu lợi bất chính. Tổng cục Thuế sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và cơ quan Công an để đẩy lùi và chấm dứt nạn mua bán, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Lượng rác thải ngày càng tăng, việc chôn lấp, đốt rác không xuể, khiến nhiều bãi tập kết rác ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quá tải, bốc mùi hôi thối, người dân bất bình. Tuy vậy, khi có chủ trương quy hoạch các bãi rác ở địa điểm mới lại gần như không nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của người dân…

Người dân phấn khởi nhận nhà mới, yên tâm phát triển kinh tế và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Họ cam kết giữ gìn ngôi nhà, tích cực tham gia các phong trào thi đua góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lạc Sơn để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngày 4/11, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm". Hội thảo nhằm mang đến những giải pháp tổng thể cho an toàn giao thông xe máy ở Việt Nam và góp phần chia sẻ với các quốc gia khác trên thế giới.

Bức xúc khi chứng kiến đối tượng trộm cắp xe máy giữa ban ngày, anh Nguyễn Công Định (ngụ TP Phan Thiết, Bình Thuận) đã lao thẳng xe vào tên trộm rồi sau đó cùng người dân khống chế thành công đối tượng trộm cắp xe máy.

Tối 4/11, Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) đã tạm giữ hình sự đối với Lê Minh Trung (SN 1977; ngụ huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文