Mỗi năm có 2.000 người tử vong vì HIV/AIDS

16:33 01/12/2020
Sau 30 năm kể từ khi ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại TP Hồ Chí Minh vào năm 1990, nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, Việt Nam từng bước kiểm soát được đại dịch, trở thành 1 trong 4 quốc gia có chất lượng điều trị HIV/AIDS đứng đầu thế giới.  

Sáng 1/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc 30 năm phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam, mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tới dự tại điểm cầu Trung ương. Tham gia Hội nghị còn có gần 3.000 đại biểu tại 63 điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã và đang từng bước được kiểm soát, tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng dân cư dưới 0,26%. Chương trình phòng, chống HIV/AIDS của nước ta đã giúp cho khoảng 500.000 người không bị lây nhiễm HIV và cứu được hơn 200.000 người không bị tử vong do HIV/AIDS.  Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia có chất lượng điều trị HIV/AIDS đứng hàng đầu thế giới, cùng với Anh, Đức và Thụy Sỹ.

Năm 2020 là năm thứ 12 liên tiếp chúng ta giảm trên cả 3 tiêu chí: Giảm số người nhiễm mới HIV được phát hiện, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong liên quan đến AIDS. Với những kết quả đã đạt được, Việt Nam đang tự tin tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2020, ước tính Việt Nam có khoảng 230.000 người nhiễm HIV, đứng thứ 4 Đông Nam Á. Trung bình mỗi năm vẫn có khoảng 10.000 người nhiễm mới. Hình thái lây nhiễm HIV có sự thay đổi, xuất hiện các nhóm quần thể có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV mới. Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay. Nhân lực cho công tác phòng chống HIV/AIDS thiếu tại các tuyến, đặc biệt tuyến tỉnh, huyện; kinh phí hoạt động phòng chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ quốc tế...

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, chương trình phòng chống HIV đã giúp cho khoảng nửa triệu người không bị lây nhiễm

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, trong 30 năm qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước, cùng với sự vào cuộc của các bộ, ngành, chính quyền các cấp, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã có được những kết quả đáng tự hào, được thế giới đánh giá cao. 

Ngoài sự nỗ lực của mình, trong những năm qua Việt Nam cũng luôn là quốc gia sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của quốc tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, đem lại kết quả rất tích cực.

Tuy nhiên, công tác phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta trong thời gian tới còn đối diện nhiều khó khăn, thách thức khi tỷ lệ nhiễm mới mỗi năm vẫn còn trên 10.000 người và khoảng 2.000 người tử vong. Tình trạng kỳ thị, phân biệt với người HIV tuy đã giảm nhưng vẫn còn khá phổ biến, đây là rào cản cho những người nghi ngờ nhiễm HIV tiếp cận công bằng các dịch vụ y tế…

Theo Phó Thủ tướng, tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020, Việt Nam lựa chọn chủ đề là: “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”, Việt Nam tin tưởng mạnh mẽ sẽ chấm dứt được cơ bản đại dịch AIDS vào năm 2030. Tuy nhiên, để làm được điều đó, chúng ta không được phép chủ quan, lơ là trong phòng chống đại dịch.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Cục Phòng chống HIV/AIDS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị ngành y tế phát huy mọi nguồn lực hiện có, mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tư vấn xét nghiệm HIV/AIDS, tạo điều kiện tối đa để người dân tiếp cận dịch vụ phòng lây nhiễm HIV cũng như người bệnh được tiếp cận với việc điều trị HIV hiệu quả...

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) và trao Huân chương Lao động hạng Nhì và Huân chương Lao động hạng Ba cho 7 cá nhân.



Trần Hằng

Tâm thấy dải phân cách trồng nhiều bụi cau kiểng có chiều cao che khuất tầm nhìn các bảng quảng cáo nên nảy sinh ý định thuê người cưa các bụi cây cau kiểng để tạo khoảng trống, không bị khuất tầm nhìn. Tâm đã thuê 3 đối tượng chặt 9 cây cau kiểng với giá 15 triệu đồng.

Ngày 18/11, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa bắt giữ 2 phụ nữ dùng xe ôtô vận chuyển ma túy từ thị xã La Gi tới TP Phan Thiết, Bình Thuận để kiếm 500 nghìn đồng tiền công.

Sau 2 tuần lao dốc, giá vàng đã có phiên đảo chiều tăng mạnh, kéo kim loại quý trở lại “quỹ đạo” tăng giá.

Theo thống kê của Bộ Công an, trong 10 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 38 vụ giết người do đối tượng có vấn đề về sức khỏe tâm thần gây ra, khiến 41 nạn nhân bị thương vong. Trong 38 vụ, có 31 vụ là do đối tượng tâm thần, có biểu hiện tâm thần gây án, xảy ra tại 22 địa phương; 7 vụ do các đối tượng sử dụng ma túy dẫn đến ảo giác, loạn thần gây án.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư số 32/2024 quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, do trung ương quản lý. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.

Thông tin “cô tiên” Nguyễn Đỗ Trúc Phương bị Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” khiến dư luận, cộng đồng mạng không khỏi bất ngờ bởi trước đó, cô gái có gương mặt, dáng hình “chuẩn người mẫu” gắn với các hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội... Vậy điều gì đã khiến cô gái này (cùng với 2 người nổi tiếng khác) có vết trượt bất ngờ, đau đớn đến vậy?

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm những ngày qua đã trở thành một thông điệp mạnh mẽ, thức tỉnh sâu sắc tới nhận thức và hành động của chúng ta bởi những hệ lụy của lãng phí gây ra đối với xã hội vô cùng lớn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文