Công bố Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

14:09 31/12/2020
Sáng 31/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Đồng chí Lê Khánh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì buổi họp báo. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và xã hội Lê Văn Thanh và đại diện các bộ, ngành có liên quan.

Tại buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (Pháp lệnh năm 2020) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 9/12/2020, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2021. 

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và xã hội Lê Văn Thanh đã giới thiệu những nội dung cơ bản của Pháp lệnh năm 2020. Pháp lệnh gồm 7 chương và 58 điều, dự kiến sẽ có khoảng 3 Nghị định của Chính phủ và 3 thông tư của Bộ Lao động-Thương binh xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh. So với Pháp lệnh hiện hành, Pháp lệnh năm 2020 đã bổ sung 2 chương mới là Chương 3 quy định về công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ và Chương 4 quy định về nguồn lực thực hiện. Pháp lệnh cũng bổ sung 10 điều mới và sửa đổi nội dung 41 điều trên cơ sở kế thừa các quy định đã thực hiện ổn định trong thực tiễn của Pháp lệnh và Nghị định, Thông tư hiện hành.

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và xã hội Lê Văn Thanh giới thiệu những nội dung cơ bản của Pháp lệnh.

Về phạm vi điều chỉnh, Pháp lệnh năm 2020 mở rộng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người nước ngoài có công với cách mạng và giao Chính phủ quy định cụ thể. Pháp lệnh cũng bổ sung một số đối tượng người có công với các mạng và thân nhân như người bị địch bắt tù đầy do trực tiếp hoạt động cách mạng, trực tiếp chiến đấu bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế sau năm 1975; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc (người được Nhà nước khen tặng Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng); vợ hoặc chồng là liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống. Bên cạnh đó, Pháp lệnh đã chuẩn hóa các điều kiện, tiêu chuẩn xem xét công nhận người có công với cách mạng theo đúng nguyên tắc chặt chẽ, thật sự xứng đáng, tôn vinh đúng đối tượng. Các điều kiện, tiêu chuẩn đối với 12 diện đối tượng người có công với cách mạng đã được rà soát kỹ từ thực tiễn, giải quyết trong nhiều năm qua.

Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân được tập hợp để quy định một cách thống nhất, rõ ràng trong Pháp lệnh. Theo đó, chế độ ưu đãi gồm trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần và chế độ ưu đãi khác như bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm... Đồng thời, định rõ nguyên tắc hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; quy định chế độ trợ cấp mai táng.

Pháp lệnh cũng bổ sung chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp tuất hằng tháng đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ tái giá; quy định mức trợ cấp hằng tháng đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng bằng 3 lần mức chuẩn. Với việc nâng mức trợ cấp này, cùng với phụng dưỡng của xã hội, bảo đảm Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống tốt mà không phụ thuộc vào số con liệt sĩ.


Nguyễn Hương

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文